Mua hàng online: Cứ 5 sản phẩm thì có 1 sản phẩm là giả

Theo khảo sát của nền tảng cam kết LocalCircles, 1 trong số 5 sản phẩm được bán trên các nền tảng thương mại điện tử là hàng giả, đặc biệt đối với mỹ phẩm và nước hoa.

Cuộc khảo sát được tiến hành với khoảng 30.000 người tham gia. Đối với câu hỏi của LocalCircles về việc liệu họ có nhận được hàng giả trong khoảng 6 tháng hay không, 20% trả lời là có. Một tỷ lệ nhỏ cũng nói rằng họ không biết liệu những sản phẩm họ nhận được là giả hay chính hãng.
Mua hang online: Cu 5 san pham thi co 1 san pham la gia
Thương mại điện tử là nơi dễ dàng tiêu thụ hàng giả. 
Khi được hỏi trang web thương mại điện tử nào có tỷ lệ hàng giả cao nhất, 37% người trả lời nói Snapdeal, Flipkart 22%, Paytm 21% và Amazon 20%. Trong đó các loại sản phẩm có nhiều hàng giả nhất, 35% người trả lời là nước hoa, 22% là hàng thể thao và 8% là túi xách.
Hàng giả cũng là một thách thức toàn cầu đối với các trang mua sắm trực tuyến như Alibaba và Amazon. Chính phủ Mỹ đã cảnh báo các chi nhánh của Alibaba Group hạn chế sự gia tăng hàng giả đang được chuyển tới Mỹ.
Cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành trong mùa lễ hội cuối năm. Đó là thời điểm các kênh thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt để thể hiện doanh thu cao. Các nhà phân tích ngành công nghiệp nói rằng: đây là một môi trường thuận lợi cho người bán vô đạo đức.
Hàng giả là một vấn đề lớn hơn ở khu vực ngoài các thành phố lớn, nơi thương mại điện tử là một hiện tượng mới và nhiều người dùng không biết cách phân biệt sản phẩm chính hãng và sản phẩm giả mạo. "Hàng giả, hàng kém chất lượng và trái phép được bán trên thị trường làm tổn thương doanh nghiệp bán hàng chính hãng", một phát ngôn viên của hiệp hội bán hàng trực tuyến All India Online Vendors Association (AIOVA) cho biết. Các mặt hàng này được bày bán trên các trang mạng không có hệ thống sàng lọc đủ tốt và có nhiều kẽ hở trong việc kiểm định chất lượng.

Cười chảy nước mắt với thảm họa mua đồ online

(Kiến Thức) - Không ít tình huống dở khóc, dở cười khi mua hàng online, khách nhận được sản phẩm thật khác phũ phàng so với ảnh chụp quảng cáo.

Cuoi chay nuoc mat voi tham hoa mua do online
Gần đây, vụ việc tranh cãi mua hàng online không đúng với hình ảnh quảng cáo trên trang bán hàng của một khách nữ đã gây xôn xao dư luận. Đây không phải lần đầu, các tín đồ mua sắm nhận về những sản phẩm thật khác xa hình chụp trên mạng.
Cuoi chay nuoc mat voi tham hoa mua do online-Hinh-2
Sự thật phũ phàng khi chiếc váy này được mặc lên người khách. 

Mua hàng qua livestream: Mẹ 2 con nhận về cả núi giẻ lau

Chị Thảo Linh đồng ý bỏ ra hơn 2 triệu mua hàng qua livestream, ôm lô hàng giá rẻ giật mình về nhà. Ngờ đâu, tiền mất tật mang, mở hàng ra thật sốc!

Dạo gần đây, rộ lên trào lưu livestream bán hàng qua mạng khá rầm rộ, hiệu quả cao và được nhiều chị em ưa chuộng. Thậm chí, có người dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày chỉ để ngồi "canh" giờ các chủ shop bật live, xem hàng tận mắt rồi đặt mua, yên tâm hơn là xem ảnh qua mạng.