MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số

(Vietnamdaily) - Biên bản ghi nhớ giữa MSB và Ngân Lượng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Thanh toán không tiền mặt: Từ xu hướng toàn cầu đến nhu cầu thiết yếu
Theo nghiên cứu của tổ chức Integrated Research (Hoa Kỳ), với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và ứng dụng thanh toán di động, khách hàng ngày càng có nhu cầu trải nghiệm thanh toán kỹ thuật số liền mạch, thông suốt trên các thiết bị và nền tảng số. Các phương thức thanh toán dễ dàng, thanh toán theo thời gian thực, ví kỹ thuật số, ngân hàng mở, ngân hàng di động… đã tạo ra làn sóng ứng dụng mãnh mẽ công nghệ số vào lĩnh vực thanh toán trên toàn cầu, đưa thanh toán trở thành một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhất, đóng góp quantrọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đại diện MSB và Ngân Lượng tại lễ ký kết MOU
 Đại diện MSB và Ngân Lượng tại lễ ký kết MOU
Bên cạnh đó, Covid-19 trở thành cú hích lớn đẩy nhanh chuyển đổi số trên toàn cầu. Thanh toán không tiền mặt không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hàng ngày của hàng triệu người dân.
Tại Việt Nam, sự chuyển dịch này cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh với tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử đạt 15 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng 15,7% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ lệ thanh toán bằng mã QR, ví điện tử và thẻ trực tuyến tăng trưởng vượt bậc, với 90% người dùng đã trải nghiệm thanh toán không tiền mặt trong năm 2022. Những con số này không chỉ minh chứng cho tiềm năng mà còn là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp tại Việt Nam nhanh chóng bắt kịp làn sóng chuyển đổi số.
Theo thống kê dân số thế giới, dự báo đến năm 2025, tổng dân số Việt Nam sẽ tăng lên 102.092.604 người, xếp thứ 16 thế giới với độ tuổi trung bình là 35 tuổi, tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 39,1% (39.869.658 người). Các số liệu thống kê và dự báo này cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình dao động từ 33 - 35 tuổi. Đây là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến đầy tiềm năng.
MSB hợp tác với các đối tác lớn, cùng nhau kiến tạo tương lai thanh toán số
Không nằm ngoài xu thế số, MSB đã xác định rõ chiến lược và mục tiêu hướng tới trở thành ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất dựa trên nền tảng số hóa hiện đại. Những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng số hóa cao của MSB giúp hoàn thiện hệ sinh thái cho giao dịch tài chính, hướng tới việc tạo nên một vòng trải nghiệm khép kín với sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt, mang tới giá trị cao cho khách hàng.
Thực tế cho thấy, công nghệ ngày càng hiện đại thì các hình thức thanh toán số cũng thay đổi, thậm chí thay đổi hàng giờ. Nắm bắt xu thế đó, MSB luôn chủ động tìm kiếm và hợp tác với các đối tác lớn tại Việt Nam và trên thế giới trong lĩnh vực thanh toán. Trong năm 2024, MSB đã ký kết hợp tác với TerraPay - Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có nhu cầu chuyển tiền quốc tế. Đồng thời, MSB đã hợp tác với Baokim và 9Pay – 2 đối tác trong nước, nhằm thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới…
Vừa qua, MSB thông báo chính thức hợp tác với Công ty cổ phần trung gian thanh toán Ngân hàng (Ngân Lượng) – cổng thanh toán đầu tiên tại Việt Nam, đơn vị uy tín cả về sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường và lưu lượng thanh toán. Việc ký kết hợp tác với Ngân Lượng là một minh chứng cho thấy, MSB sẵn sàng và chủ động cùng các đối tác kiến tạo tương lai thanh toán không chạm – tương lai thanh toán số tại Việt Nam.
Thông qua biên bản ghi nhớ, MSB và Ngân Lượng cam kết cung cấp các giải pháp thanh toán, hạ tầng thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ khác cho đối tác và (hoặc) khách hàng; đồng thời, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của của mỗi bên tới khách hàng của đối tác có nhu cầu sử dụng (gồm các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu về thanh toán).
Đại diện Ngân Lượng cho biết: Sự hợp tác giữa MSB và Ngân Lượng là một minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn chung là thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, mang lại sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng và doanh nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.
MSB khẳng định mong muốn đồng hành cùng Ngân Lượng và các đối tác thông qua các hoạt động hợp tác, chia sẻ hai chiều nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, tăng sức cạnh tranh, chạm đến nhiều cột mốc phát triển mới để cùng nâng tầm bền vững.
Thông tin về các giải pháp dành cho khách hàng doanh nghiệp vui lòng xem tại đây hoặc liên hệ hotline: 18006260 

Chè Nghệ An bị công ty kiểm toán ngừng hợp tác

(Vietnamdaily) - Chè Nghệ An không thể kịp ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty khác đúng thời gian quy định là 30/11/2024.

CTCP Tổng Công ty Chè Nghệ An (UPCoM: CNA) mới đây đã gửi văn bản đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được thông báo ngừng hợp tác từ phía Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) vì nhiều nguyên nhân khách quan.

PVS chính thức khởi động hợp đồng EPCI#1 của Lô B

(Vietnamdaily) - PVS chính thức khởi động hợp đồng EPCI#1 của Lô B, ký thêm hợp đồng điện gió ngoài khơi trị giá 400 triệu USD và hợp đồng kho chứa dầu nổi (FSO) cho mỏ dầu Lạc Đà Vàng.

Ngày 1/12, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và các đối tác tham dự lễ trao hợp đồng với tổng trị giá 1,1 tỷ USD.

PVS đã ký thêm một hợp đồng điện gió ngoài khơi trị giá 400 triệu USD, nâng tổng giá trị backlog mảng điện gió ngoài khơi lên 1,5 tỷ USD. Đây là hợp đồng điện gió ngoài khơi lớn nhất mà PVS từng ký kể từ khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới này.

Pat Gelsinger bất ngờ từ chức CEO Intel

Pat Gelsinger bất ngờ từ chức CEO Intel

Intel vừa có sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo khi CEO Pat Gelsinger từ chức và rời khỏi hội đồng quản trị từ 1/12.

Trong thời gian chuyển tiếp, David Zinsner và Michelle Johnston Holthaus sẽ đảm nhận vai trò đồng CEO tạm thời cho đến khi hội đồng quản trị Intel tìm được người kế nhiệm.