Một tổ chức bỏ ra 342 tỷ đồng mua trọn lô cổ phiếu Cienco 5 từ SCIC

(Vietnamdaily) - Một nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua trọn lô hơn 17 triệu cổ phiếu của Cienco 5, tương ứng số tiền hơn 342 tỷ đồng.
 

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo kết quả bán đấu giá 17,56 triệu cổ phần của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco 5) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.

Theo đó, một nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua trọn lô hơn 17 triệu cổ phiếu của Cienco 5, tương đương 40% vốn điều lệ Công ty với mức giá 19.500 đồng/cp, tương ứng số tiền hơn 342 tỷ đồng.

Được biết, có 2 nhà đầu tư tổ chức tham gia phiên đấu giá với mức giá đặt mua lần lượt 19.400 đồng/cp và 19.500 đồng/cp, giá khởi điểm do SCIC đặt là 19.300 đồng/cp. 

Mot to chuc bo ra 342 ty dong mua tron lo co phieu Cienco 5 tu SCIC
 

Cienco5 được  lập năm 1995 trên cơ sở sắp xếp lại 1 số đơn vị xây dựng cơ bản đã được điều động từ Khu quản ký đường bộ 5. Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ, công trình cầu và kinh doanh bất động sản hạ tầng khu công nghiệp...

Ngoài SCIC, Công ty còn có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) sở hữu 38,68% và CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô sở hữu 15,5% vốn Cienco 5.

Năm 2014, Cienco 5 lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, phiên IPO chỉ bán được 1,9 triệu cổ phần trên tổng số đăng ký 14,2 triệu đơn vị. Giá bán trung bình thời điểm đó là 10.025 đồng/cổ phần.

Hiện tại, Cienco 5 quản lý và sử dụng khu đất có diện tích 1.063 m2 tại TP. Đà Nẵng. Đây là khu đất là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất.

Được biết, năm 2019, doanh thu của Công ty đạt 466 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5,2 tỷ đồng. Năm 2020, Cienco 5 đặt mục tiêu doanh thu 667 tỷ đồng và lợi nhuận 9,6 tỷ đồng.

Làm rõ kiểu “giao khoán” lạ lùng của Cienco 5?

Không chỉ Dự án Thanh Hà, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) còn sai phạm gây thất thoát lớn tại Dự án KĐT Tân Lập (Hà Nội).

Sai phạm nối tiếp sai phạm

SCIC dự thu 339 tỷ từ việc bán hơn 17 triệu cổ phần tại Cienco 5

(Vietnamdaily) - Với giá khởi điểm 19.300 đồng/cổ phần, dự kiến SCIC sẽ thu về gần 339 tỷ đồng khi thoái vốn tại Cienco 5.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có thông báo đấu giá cổ phần Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco 5).

Theo đó, SCIC muốn đấu giá toàn bộ hơn 17 triệu cổ phiếu, tương đương với 40% vốn điều lệ Cienco 5. Với giá khởi điểm 19.300 đồng/cổ phần, dự kiến SCIC sẽ thu về gần 339 tỷ đồng nếu thương vụ thành công.

Vì sao tỷ giá USD/VNĐ biến động mạnh?

Cung - cầu ngoại tệ trong nước vẫn ổn định nhưng cơ quan quản lý cũng cần cẩn trọng ứng phó.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá USD trên thị trường tăng mạnh chủ yếu do ảnh hưởng từ sự lên giá của đồng USD quốc tế, yếu tố tâm lý và tác động từ dịch Covid-19.

Giá USD trên thế giới tăng cao

Đóng cửa tuần giao dịch, giá USD ở các ngân hàng (NH) thương mại được giao dịch quanh mức 23.370 đồng/USD mua vào, 23.530 đồng/USD bán ra. Chỉ trong khoảng 1 tuần, giá USD ở NH thương mại đã tăng 240 đồng/USD, tương đương 1,03%. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD trong NH tăng hơn 1,29%. Trên thị trường tự do, giá USD đã chạm mốc 23.730 đồng/USD mua vào, 23.850 đồng/USD bán ra. Tỉ giá trung tâm cũng được NH Nhà nước điều chỉnh tăng khoảng 0,44% so với hồi đầu năm. Đây là đợt biến động mạnh nhất của tỉ giá USD/VNĐ từ đầu năm đến nay so với sự ổn định của tỉ giá trong năm ngoái.

Theo đại diện nhiều NH thương mại và chuyên gia kinh tế, sự biến động của tỉ giá những ngày qua ở thị trường trong nước, chủ yếu do ảnh hưởng từ đà tăng cao của giá USD quốc tế. TS Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TP HCM), chỉ ra rằng chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế trong vòng 2 tuần qua từ mức hơn 95 điểm đã vọt lên gần 102 điểm trước khi đóng cửa vào cuối tuần rồi, tương đương mức tăng trên 7%. Tính ra, VNĐ so với USD chỉ tăng khoảng 1,3% và thấp hơn nhiều mức tăng của USD so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Lãnh đạo phụ trách ngoại hối một NH cổ phần tại TP HCM cho biết cung cầu ngoại tệ ở NH của ông và nhiều NH khác những ngày qua khá ổn định, không có đột biến. Tỉ giá tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ tâm lý thị trường và sự lên giá của đồng USD quốc tế.

Vi sao ty gia USD/VND bien dong manh?

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong tháng 2-2020, cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 2,28 tỉ USD và tính chung 2 tháng đầu năm thặng dư 1,82 tỉ USD. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết tính đến giữa tháng 3-2020, cán cân thương mại cả nước vẫn thặng dư; dù giải ngân vốn FDI giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng cơ bản quan hệ cung cầu ngoại tệ vẫn ổn. Vì vậy, giá USD tăng do yếu tố tâm lý bởi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà đầu tư thường tìm đến các tài sản an toàn hơn. Nhìn trên thị trường tài chính quốc tế sẽ thấy rõ điều này. Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa lãi suất cơ bản giảm về 0%-0,25% và cam kết chi cả ngàn tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế, nhiều nước cũng cam kết bơm gói kích cầu... nhưng thị trường các loại hàng hóa như chứng khoán, vàng, dầu mỏ đều rớt giá mạnh. "Trong bối cảnh nỗi lo về dịch bệnh lớn dần thì nhà đầu tư không xem trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng yen Nhật, vàng... là kênh trú ẩn mà đồng USD mới là kênh an toàn. Họ cũng chưa kỳ vọng vào những gói kích cầu nền kinh tế. Điều này góp phần làm đồng USD tăng giá mạnh mẽ" - TS Bùi Quang Tín nhận xét.

Theo dõi chặt để ứng phó

Các chuyên gia kinh tế dự báo tỉ giá chỉ tăng trong ngắn hạn. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoặc có vắc-xin phòng dịch Covid-19 thì niềm tin của người dân, nhà đầu tư ở các quốc gia sẽ trở lại; thị trường chứng khoán, vàng, dầu có thể hồi phục và đồng USD không còn là kênh trú ẩn được ưu tiên hàng đầu. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra từ đầu năm là tỉ giá biến động trong khoảng 1%-2% cho cả năm, mức tăng của tỉ giá USD/VNĐ những ngày qua vẫn trong tầm kiểm soát của NH Nhà nước. Ở thị trường trong nước, dù tỉ giá biến động nhưng chưa có tình trạng người dân chuyển sang mua vàng hay USD dự trữ như giai đoạn năm 2006-2012, cho thấy niềm tin vào VNĐ và việc kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ là rất tốt. Chưa kể, các chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối đã phát huy tác dụng thời gian qua, khiến nhà đầu tư không có nhiều cơ hội đầu cơ USD, vàng... "Tỉ giá năm nay sẽ khá phức tạp. Cung cầu ngoại tệ trong nước hiện tại vẫn ổn nhưng NH Nhà nước cần cẩn trọng hơn và mức tăng tỉ giá cả năm trong biên độ từ 1%-2% là chấp nhận được" - TS Cấn Văn Lực nói.

Trao đổi với Báo Người Lao Động chiều 22-3, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, cho biết đến thời điểm hiện tại, cung cầu ngoại tệ tại các NH thương mại trên địa bàn vẫn bình thường. Các NH cam kết đủ ngoại tệ cho nền kinh tế và nhu cầu chính đáng của người dân, thanh khoản ngoại tệ ở các NH không có sự đột biến. "Giá USD tăng những ngày qua có thể do thị trường lo ngại việc các nước đóng cửa biên giới để phòng tránh dịch bệnh, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khó khăn hơn khiến nguồn thu ngoại tệ giảm. NH Nhà nước Chi nhánh TP sẽ tiếp tục theo dõi chặt diễn biến thị trường để có giải pháp kiến nghị, ứng phó phù hợp" - ông Minh nói.

Trước đó, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NH Nhà nước, cũng khẳng định với kinh nghiệm điều hành trong điều kiện thị trường biến động trong những năm qua, NH Nhà nước điều hành ổn định lãi suất và tỉ giá, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp khi cần thiết nhằm bảo đảm thị trường tiền tệ, ngoại tệ hoạt động thông suốt. 

Lo ngại tình trạng gom USD để nhập vàng nguyên liệu

Trước diễn biến giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh những ngày qua, nhiều ý kiến lo ngại có tình trạng gom USD nhập vàng nguyên liệu qua đường biên mậu, nhất là trong bối cảnh giá vàng thế giới đang thấp hơn vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại trên 2 triệu đồng/lượng. Theo một số chuyên gia phân tích, tình trạng này có thể xảy ra nhưng không nhiều bởi trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện nay, việc xuất nhập cảnh ở biên giới bị kiểm soát chặt chẽ.