Một phần máy bay Malaysia nổi trên mặt biển Andaman?

(Kiến Thức) - Một phụ nữ ở bang Johor, Malaysia tuyên bố nhìn thấy chiếc máy bay mất tích Boeing 777 nổi một phần trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Andaman.

Bà Raja Raja Dalelah Latife, 53 tuổi cho biết, bà nhìn thấy một phần chiếc máy bay mất tích nổi lên giữa đại dương khi nhìn ra ngoài cửa sổ trên chuyến bay mang số hiệu SV2058 khi đang trên đường bay về Kuala Lumpur sau một cuộc hành hương đến thánh địa Mecca ngày 8/3.
“Trong suốt chuyến bay, tôi không thể ngủ. Tôi nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ máy bay… Qua cửa sổ máy bay, đầu tiên, tôi nhìn thấy một số tàu vận tải và những hòn đảo trên biển. Sau đó tôi nhìn thấy vật thể màu bạc. Khi tầm nhìn gần hơn, tôi bị sốc khi nhìn thấy vật thể đó giống hệt đuôi và cánh một chiếc máy bay nổi lên trên mặt nước”, bà Raja Dalelah nhấn mạnh.
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia.
 Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia.
Màn hình chỉ dẫn trên chiếc máy bay phía trước mặt bà cho biết, SV2058 đã vượt qua thành phố Chennai, miền nam Ấn Độ và đang bay qua Ấn Độ Dương. Raja Dalelah ngoái lại nhìn xuống biển cho đến khi vật thể kia khuất hẳn và chắc chắn đó là một chiếc máy bay bị chìm trong lòng đại dương.
“Tôi đánh thức bạn bè của mình dậy và kể cho họ nghe nhưng họ cười tôi”, bà Raja Dalelah cho biết.
Thậm chí, phi hành đoàn cũng không quan tâm đến những gì bà Dalelah kể. Họ đóng lại cửa sổ và khuyên bà nên ngủ một giấc. Tuy nhiên, ngay sau khi trở về nhà, bà Raja Dalelah vẫn nộp bản tường trình cho cảnh sát Kuala Lumpur sau khi nghe về việc MH370 mất tích cùng ngày.

Máy bay Malaysia không bị cướp, các phi công là anh hùng?

(Kiến Thức) - Một chuyên gia hàng không Mỹ cho rằng, các phi công chuyến bay MH370 buộc phải đổi hướng để cố hạ cánh an toàn trong bối cảnh buồng lái ngập đầy khói.

Ông Billie Vincent, cựu Giám đốc an ninh tại Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) Mỹ đồng thời là nhân chứng quan trọng trong vụ đánh bom Lockerbie nhấn mạnh, ông tin rằng, máy bay Malaysia đang mất tích không bị không tặc và các phi công là những anh hùng khi nỗ lực đến cùng để cứu máy bay thoát khỏi tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng bất lực.

Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) vừa phê chuẩn hiệp ước lịch sử sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga sau phiên họp hôm nay.

Tổng cộng có 443 đại biểu Duma Quốc gia Nga ủng hộ hiệp ước và chỉ có một phiếu chống. Theo quy định, tối thiểu 300 phiếu thuận thì hiệp ước sẽ được thông qua. Hiệp ước được áp dụng tạm thời kể từ ngày ký kết và chính thức có hiệu lực kể từ ngày nó được phê chuẩn.
Trước đó, Tổng thống Putin đã ký hiệp ước với Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov và các nhà lãnh đạo khác của Crimea tại một buổi lễ ở Kremlin ngày 18/3 trước sự chứng kiến của lưỡng viện quốc hội ngay sau khi cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16/3 tại bán đảo này kết thúc với kết quả 96,7% cử tri ủng hộ sáp nhập Nga.
Tổng thống Putin đọc diễn văn về cuộc sáp nhập lịch sử ngày 18/3.
 Tổng thống Putin đọc diễn văn về cuộc sáp nhập lịch sử ngày 18/3.

NATO “bất lực” hoàn toàn trước Nga trong khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, Liên minh quân sự NATO đã hoàn toàn “bất lực” trước Nga.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du nước ngoài từ hôm thứ Ba (18/3) nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu của mình. Đồng thời, ông còn đưa tuyên bố rằng, chính cuộc khủng hoảng ngoại giao với Nga sẽ càng làm NATO “mạnh hơn và thống nhất hơn bao giờ hết”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, vụ khủng hoảng Ukraine phản ánh sự “bất lực” của NATO trước chiến thắng ngoạn mục của Tổng thống Putin, đó là sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga.