Nhìn bề ngoài, tằm sắn lúc nhúc có gai chi chít, nhiều người nhìn lần đầu sẽ thấy sợ hãi nhưng thực chất nó là đặc sản nổi tiếng thơm ngon và "đại bổ".
Mảnh đất Phú Thọ từ lâu đã được biết đến là vùng đất Trung du không chỉ có rừng cọ đồi chè mà còn bạt ngàn những đồi sắn mượt mà xanh tốt. Cây sắn một thời là cây lương thực giúp người dân qua những ngày giáp hạt đói kém, ngày nay người dân nơi đây trồng sắn lấy củ để nuôi gia súc, gia cầm còn tận dụng lá để nuôi tằm.
Có người nhìn thấy sợ nhưng nghe lại thích khám phá hương vị bùi, béo của món ăn nên sau khi luộc hoặc chiên giòn đem cắt bỏ chân, đầu rồi cuốn lá sung chấm tương ớt. (Ảnh: eva.vn)
Từ trước tới nay, nhiều người biết tới con tằm với chức năng ươm to để dệt lụa. Thế nhưng, ở Phú Thọ, có một loại tằm được nuôi để lấy thịt và bán ra thị trường với giá đắt đỏ, đó là tằm ăn lá sắn. Nhìn bề ngoài, chúng lúc nhúc có gai chi chít, nhiều người nhìn lần đầu sẽ thấy sợ hãi nhưng thực chất nó là đặc sản nổi tiếng thơm ngon và "đại bổ".
Món ăn đặc sản ở Phú Thọ: Nhiều người sợ hãi khi lần đầu nhìn những con tằm vàng ươm, to như ngón tay, chi chít gai bò lổm ngổm trong túi hoặc rổ
Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân. So với tằm lá dâu thì tằm lá sắn mang lại hiệu quả cao bởi lá sắn – thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, giá rẻ, con tằm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, ít dịch bệnh.
Mọi thành phẩm từ con tằm đều có thể tận dụng được, tằm lười là những con tằm ít tơ hoặc không cuốn kén được nhặt riêng làm thực phẩm, còn lại được cho cuốn kém lấy tơ bán, khi thành nhộng tiếp tục được sử dụng làm thực phẩm, con ngài đã đẻ trứng lại dùng làm thức ăn cho gà, cá và các vật nuôi khác.
Một năm người dân có thể nuôi 6 lứa tằm theo mùa lá sắn, khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Món tằm luộc chấm mắm gừng hay rang lá chanh rất được ưa chuộng. (Ảnh: Mia)
Dưới lớp da vàng mỏng, con nào con nấy tròn vo và bắt đầu ngọ nguậy, bò ngổn ngang trong túi nilon. So với các địa phương thì tằm sắn Phú Thọ được nhiều khách hàng đánh giá chất lượng ngon nhất khi có vị bùi, béo và mùi thơm đặc trưng nên chuộng mua.
Thậm chí, có khách hàng khó tính phải hỏi kỹ, đúng tằm sắn Phú Thọ mới mua. Không chỉ ngon miệng, tằm sắn còn là loại thực phẩm bổ dưỡng khi giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Không ít gia đình nghiện món tằm sắn Phú Thọ đến mức mua từ 2-4 kg/lần để tủ ăn dần. Bởi tằm đang trong vụ nên vừa ngon vừa rẻ, với mức giá 90.000 đồng/kg.
Nhộng tằm rất giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (như vitamin A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho). Giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém thịt cá. Theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm, có chất bổ như sâm nhung, được dùng làm thuốc bồi dưỡng thần kinh, ăn ngủ kém, di mộng tinh, hư lao, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa nuôi con, cơ thể suy nhược.
Chất béo của nó cũng không ít, vì vậy xét về mặt dinh dưỡng, nó rất thích hợp để làm món ăn. Người không ăn được nhộng tằm, dùng nó ngâm với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.
Món ăn đặc sản ở Phú Thọ: Con tằm chín có thể chế biến thành một số món ăn dân dã "gây nghiện"
Mặc dù tằm sắn không được "bắt mắt" nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người. (Ảnh: Báo Vĩnh Phúc)
Con tằm chín có thể chế biến thành một số món ngon dùng làm mồi nhậu hoặc ăn với cơm trắng. Tại địa phương, tằm chủ yếu được chế biến thành các món truyền thống như: tằm rang lá chanh, rang lá lốt, tằm chiên giòn hoặc tằm luộc.
Các món nhậu thì có thể dùng tằm luộc hoặc tằm chiên giòn rất thích hợp, tằm luộc chọn con tằm đã chín không ăn lá nữa và bắt đầu nhả tơ đem rửa sạch rồi bỏ ít muối đem luộc đến chín tới, có thể cho thêm ít gừng và nghệ vào luộc cùng để tằm có màu vàng bắt mắt và thơm hơn. Tằm chín cắt bỏ đầu chân rồi thái nhỏ ít lá chanh rắc lên tằm, trộn cho mùi hương lá chanh ngấm đều khắp rồi pha nước nắm chanh tỏi ớt là sử dụng được, tằm luộc giữ được hương vị nguyên thủy của món ăn có vị ngọt ngon thơm mùi tằm tươi.
Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, con tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, có gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân. (Ảnh: Thanh Hường)
Món tằm chiên giòn cũng rất đơn giản, sau khi sơ chế bằng cách rửa sạch và trần qua cho tằm nhả hết tơ thì đem cắt bỏ đầu chân, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và để lửa ở mức vừa phải. Đợi đến khi dầu nóng già thì bỏ tằm lá sắn vào và chiên, thỉnh thoảng đảo sơ qua để tằm có màu sắc và chín đều. Sau khi chiên trong khoảng 3 phút con tằm sẽ co lại, trông giòn hơn. Tằm chín thì vớt ra đĩa và rắc lá chanh lên, món này ăn nóng sẽ rất ngon, dùng làm món nhậu rất thích hợp.
Với món tằm rang thì sau khi sơ chế ta chuẩn bị một ít lá chanh hoặc lá lốt rửa sạch thái nhỏ, tằm sau khi sơ chế bỏ tằm vào chảo, ko cho dầu, thêm chút bột canh vào đảo, đợi tằm ra nước thì thêm chút mắm cho thơm đảo đều cho tằm ngấm gia vị, hơi sém cạnh thì cho dầu ăn vào chảo đảo vàng lên. Khi tằm đã vàng đều thơm, cho lá chanh hoặc lá lốt thái nhỏ vào nêm nếm lại rồi đảo thêm một chút là được.
Loài này nhìn bề ngoài lúc nhúc, có nhiều gai trông rất đáng sợ nhưng là đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, được nhiều người ráo riết tìm mua với giá dao động 120.000 - 150.000 đồng/kg. (Ảnh: Mia))
Tằm thấm gia vị đậm đà khi ăn thấy giòn phía bên ngoài và dai dai bên trong rất hấp dẫn, ai ăn được món này dễ bị nghiện. Món tằm được chế biến rất đơn giản kết hợp những nguyên liệu sẵn có tạo thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin phòng sốt xuất huyết
Bộ Y tế đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.
Vắc-xin sốt xuất huyết chưa được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tuy nhiên, vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và phát triển để ngăn ngừa căn bệnh này.
Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh mục vắc-xin được cấp phép lưu hành theo Quyết định 308 ngày 14/5/2024 của Cục Quản lý Dược. Vắc-xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.
Người dân trên địa bàn Hà Nội vệ sinh môi trường, tìm diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Ảnh: Xuân Lộc/ HNM
Một số nghiên cứu vắc-xin trong nước và quốc tế cũng tiếp tục được phát triển và thử nghiệm để cung cấp thêm sự lựa chọn phòng, chống bệnh cho người dân.
Từ việc chưa có vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hiện nay Việt Nam đã có "vũ khí" phòng ngừa căn bệnh này. Vắc-xin sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết.
Bộ Y tế cho rằng việc đưa vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vắc-xin bảo đảm tiêm miễn phí cho dân.
Để đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cần có các đánh giá gánh nặng bệnh tật, tính an toàn, hiệu quả miễn dịch, đồng thời xem xét tính chấp nhận của cộng đồng và đánh giá hiệu quả kinh tế của vắc-xin phòng, chống sốt xuất huyết.
Hiện Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá nghiên cứu các yếu tố trên, sau đó sẽ trình Chính phủ nếu phù hợp. Trước khi đưa vào chương trình tiêm chủng miễn phí cho người dân, Bộ Y tế sẽ có kế hoạch thử nghiệm trong cộng đồng khoảng 2 năm.
Vắc-xin sốt xuất huyết hiện đang được tiêm dịch vụ với giá 2,7 triệu đồng/mũi, tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng, đang là gánh nặng với nhiều người.
Vắc-xin phòng chống sốt xuất huyết được đánh giá là "vũ khí" mới trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết, góp phần đạt được mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua, từ 500.000 ca vào năm 2000 lên hơn 5 triệu ca vào năm 2019.
Nếu trước đây, giai đoạn 1980 - 2018, Việt Nam thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì riêng giai đoạn 2019 – 2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.