Mẹo sử dụng ứng dụng Zoom an toàn, bảo mật thông tin cá nhân

(Kiến Thức) - Phần mềm Zoom học trực tuyến đã bị cấm tại thành phố New York, sau lùm xùm làm rò rỉ thông tin cá nhân người dùng. Tại Việt Nam, để sử dụng ứng dụng Zoom an toàn khi học hay họp online, bạn cần lưu ý một số mẹo dưới đây.

1. Luôn cập nhật phiên bản mới nhất 
Phần mềm Zoom trên điện thoại hay máy tính của bạn cần đảm bảo được cập nhật phiên bản mới thường xuyên. Khi người dùng chưa cập nhật bản mới, ứng dụng vẫn tồn tại các lỗ hổng bảo mật, tạo cơ hội cho tin tặc tấn công và ăn cắp dữ liệu cá nhân.
Meo su dung ung dung Zoom an toan, bao mat thong tin ca nhan
Các phiên bản mới nhất không chỉ bổ sung tính năng mà còn có thể đã được khắc phục tính bảo mật.
2. Luôn sử dụng mật khẩu trong các cuộc họp/ lớp học
Các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam VSEC cho biết, với mỗi cuộc hội thảo thì Zoom sẽ tạo ra một ID gồm 9-11 ký tự là các số ngẫu nhiên. Tin tặc có thể đánh cắp các ID một cách dễ dàng và xâm nhập vào hội thảo một cách bí mật qua dò tìm ID meeting.
Meo su dung ung dung Zoom an toan, bao mat thong tin ca nhan-Hinh-2
Để sử dụng Zoom an toàn tránh sự cố này, người dùng nên sử dụng tính năng tạo mật khẩu cho cuộc họp và chỉ các thành viên trong nhóm biết. Khi người lạ biết ID của cuộc họp thì còn cần qua "cửa ải" mật khẩu trước khi tham gia. 
3. Vô hiệu hóa chia sẻ màn hình
Nhằm ngăn chặn người tham gia chia sẻ màn hình với các nội dung không mong muốn, làm lộ thông tin cá nhân, Zoom đã bổ sung tính năng trong tab “Advanced Sharing Options”.
Meo su dung ung dung Zoom an toan, bao mat thong tin ca nhan-Hinh-3
Khi chọn "Only Host" thì chỉ có host là người duy nhất có thể chia sẻ nội dung trong cuộc họp/ lớp học. 
4. Sử dụng "Waiting Room"
Có lẽ nhiều người dùng chưa biết đến tính năng này của phần mềm học/ họp trực tuyến Zoom. "Waiting Room" giúp kiểm soát người tham gia cuộc họp, đảm bảo chỉ những người được cho phép mới có mặt trong phòng họp. 
Meo su dung ung dung Zoom an toan, bao mat thong tin ca nhan-Hinh-4
Giống như một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook, mỗi khi có người mới tham gia sẽ ở trong trạng thái chờ để host xét duyệt quyền tham dự cuộc họp. 
5. Dùng tính năng khóa cuộc họp "Lock Meetings"
Khóa cuộc họp là cách dễ nhất để chặn những vị khách không mời tham gia vào cuộc họp của bạn. Sau khi đã mời những người cần thiết tham gia cuộc họp, bạn có thể dùng "Lock Meetings" để không ai khác có thể vào.
Meo su dung ung dung Zoom an toan, bao mat thong tin ca nhan-Hinh-5
Khi bạn muốn cho phép ai đó vào phòng họp bị khóa, bạn có thể tạm thời mở khóa cuộc họp. Sau đó lại tiến hành bước khóa cuộc họp như ban đầu. 

Hướng dẫn sử dụng Zoom trên máy tính để học online cho học sinh. Nguồn: Youtube

Phầm mềm Zoom học trực tuyến bất ngờ bị cấm

(Kiến Thức) - Sở Giáo dục thành phố New York yêu cầu tất cả trường học trên địa bàn không sử dụng phần mềm Zoom, sau "cáo buộc" ứng dụng học trực tuyến này làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng.

Ngày 5/4, ông Danielle Filson - phát ngôn viên của Sở Giáo dục thành phố New York đưa ra yêu cầu đối với tất cả trường học trên địa bàn. Theo đó, ông khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng Microsoft Teams thay vì phần mềm Zoom do lo ngại về vấn đề an ninh và quyền riêng tư.
"Các trường có thể sử dụng phần mềm học từ xa khác để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho học sinh và giáo viên" - ông Danielle cho biết. 

Cận cảnh tàu cao tốc của Pháp thành bệnh viện dã chiến chống COVID-19

(Kiến Thức) - Trước tình hình tăng nhanh ca nhiễm COVID-19 tại Châu Âu, Pháp đã cải tạo các con tàu cao tốc thành phòng ICU để sơ tán bệnh nhân virus corona nặng. Giải pháp này nhằm khống chế dịch trong và ngoài nước Pháp.

Can canh tau cao toc cua Phap thanh benh vien da chien chong COVID-19
Các khu vực phía đông Pháp, và một số khu vực điểm nóng trên lãnh thổ Pháp đang trong tình trạng quá tải, thiếu vật tư y tế, nguồn lực và trang thiết bị. Việc điều chuyển bệnh nhân để giảm tại là việc bức thiết.
Can canh tau cao toc cua Phap thanh benh vien da chien chong COVID-19-Hinh-2
Việc huy động tàu hỏa, máy bay trực thăng, máy bay quân sự và thậm chí tàu chiến để sơ tán hàng trăm bệnh nhân và hàng trăm nhân viên viên y tế, giải phóng áp lực cho hệ thống y tế. 

Khắc phục tình trạng Internet “chậm chạp” do đứt cáp quang AAG

(Kiến Thức) - Cáp AAG là tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế. Sự cố đứt cáp quang này gây ra tình trạng không vào được các trang mạng quốc tế và một số trang mạng Việt Nam.

Khac phuc tinh trang Internet “cham chap” do dut cap quang AAG
Hình minh hoạ: Cáp quang AAG