MBS: Kỳ vọng VN-Index sẽ lên ngưỡng 1.250 - 1.280 trong 2024

(Vietnamdaily) - Ở kịch bản cơ sở, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ lên ngưỡng 1.250 - 1.280 trong 2024. Còn lạc quan hơn, thanh khoản thị trường đạt trên 25.000 tỷ/phiên thì VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.290 - 1.310 điểm.

Chứng khoán MBS vừa có báo cáo nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam với cơ hội tích lũy dài hạn khi định giá thị trường đã trở nên hấp dẫn hơn.
Ở kịch bản cơ sở, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ tăng lên ngưỡng 1.250 - 1.280 trong năm 2024.
Định giá hiện tại của VN-Index đang ở mức xấp xỉ 13,5 lần P/E, thấp hơn 11,1% so với P/E trung bình 3 năm gần đây.
Ngoài ra, nếu đặt trong mối tương quan giữa TTCK và lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM lớn đã trở về mặt bằng tương đương thậm chí thấp hơn giai đoạn Covid-19, trong khi định giá thị trường hiện tại đang thấp hơn giai đoạn này 19,2%. Nhìn về năm 2024, MBS cho rằng những yếu tố tích cực hỗ trợ cho TTCK Việt Nam vẫn còn đó.
Thứ nhất, MBS kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất từ Q2/2024 với tổng mức giảm khoảng 100 điểm cơ bản xuống mức 4,5% cuối năm 2024. Thông trường lãi suất thấp sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng từ những thị trường mới nổi.
Thứ hai, MBS kỳ vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng 16.8% trong năm 2024, trong bối cảnh xuất khẩu và sản xuất phục hồi tích cực, tiêu dùng ổn định, lãi suất thấp, đầu tư được thúc đẩy.
Thứ ba, MBS nhận thấy mặc dù tiến độ tương đối chậm song nhiều dự án bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Thứ tư, TTCK Việt Nam nói riêng cũng sẽ ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới khi hệ thống KRX sẽ được đi vào vận hành, tạo nền tảng cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam. Vì vậy, định giá thị trường hợp lý là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn.
MBS: Ky vong VN-Index se len nguong 1.250 - 1.280 trong 2024
 Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn so với đà giảm của lãi suất huy động
MBS kỳ vọng VN-Index sẽ tăng lên mức 1.250 – 1.280 điểm, trên cơ sở lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2024 tăng 16,8% và định giá P/E 12 – 12,5 lần.
Các yếu tố rủi ro có thể tác động đến thị trường bao gồm: thị trường bất động sản đóng băng kéo dài sẽ gia tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, tạo điểm nghẽn dòng vốn trên thị trường tài chính, làm giảm sự lưu thông dòng vốn trên TTCK. Lạm phát tăng cao hơn so với kỳ vọng (trên 4 – 4,5%) có thể khiến chính sách tiền tệ đảo chiều. 
Còn từ góc độ phân tích kỹ thuật, sau khi tạo đỉnh ở quanh vùng Fibonacci 50% và bước vào giai đoạn diễn biến tiêu cực trong hai tháng 9 và 10/2023, VN-Index đã tìm được vùng đáy quanh 1040 +/- 10 điểm, đây là vùng hỗ trợ mạnh khi được hỗ trợ bởi kênh giá tăng dài hạn được nối giữa đáy 3/2020 và đáy 11/2022.
MBS nhận thấy rằng xu hướng tăng giá trung hạn của VN-Index vẫn sẽ tiếp diễn khi trên khung thời gian tuần khi MACD đang chuẩn bị cho tín hiệu cắt lên đường Signal. Ngoài ra, sự thận trọng của dòng tiền (yếu tố tâm lý thường xuất hiện ở vùng đáy) giai đoạn vừa qua được thể hiện rõ nét bằng chỉ báo tâm lý
Psychological Index, chỉ báo này đang chạm ngưỡng 33.333 trong giai đoạn đầu 12/2023, mức này tương đương với giai đoạn tâm lý sợ hãi vào 3/2020 và 11/2022. Dự báo về VN-Index trong năm 2024, trong kịch bản cơ sở, MBS cho rằng VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.240 – 1.250 điểm, vùng này tương đương với kháng cự là kênh giá giảm nối giữa đỉnh 7/2021 và đỉnh 9/2023.
Ở kịch bản lạc quan, khi các yếu tố vĩ mô trở nên tích cực hơn, thanh khoản thị trường đạt trên 25.000 tỷ/phiên thì VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.290 - 1.310 điểm.
Tuyến phòng thủ vững chắc của VN-Index trong xu thế tăng giá dài hạn – MA110 (tháng). Từ 2009 đến nay, xét trên khung đồ thị tháng, MA110 thể hiện rõ nét là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường. MBS lưu ý, sẽ là cơ hội tốt để mua vào nếu VN-Index xuất hiện nhịp giảm điểm về quanh vùng giá MA110.
MBS: Ky vong VN-Index se len nguong 1.250 - 1.280 trong 2024-Hinh-2
 Đồ thị tháng của chỉ số VN-Index

Kinh tế Việt Nam tăng tốc 2024: 'Đường hồi phục không trải đầy hoa hồng'

(Vietnamdaily) - VNDirect kỳ vọng quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc vào năm tới và dự báo mức tăng trưởng GDP là 6,3% so cùng kỳ vào năm 2024.

Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo phân tích vĩ mô với nhận định "Đường phục hồi không trải đầy hoa hồng". 

Thị giá giảm mạnh, ANV lại sắp phát hành 133 triệu cổ phiếu thưởng tăng vốn gấp đôi

(Vietnamdaily) - ANV dự kiến phát hành hơn 133 triệu cổ phiếu tương ứng tổng trị giá hơn 1.331 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 1:1.

HĐQT CTCP Nam Việt (HoSE: ANV) vừa thông qua việc triển khai phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, ANV dự kiến phát hành hơn 133 triệu cổ phiếu tương ứng tổng trị giá hơn 1.331 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

Ngành Dược phẩm 2024: DHG khó tăng trưởng mạnh, IMP ngược lại

(Vietnamdaily) - Trong 2024, Mirae Asset cho rằng doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh, trong khi doanh thu và lãi ròng của IMP sẽ lần lượt tăng vọt 45,6% và 20% so cùng kỳ.

  1. Chứng khoán Mirae Asset vừa có báo cáo phân tích triển vọng ngành chăm sóc sức khỏe của Việt Nam giai đoạn quý 4/2023 - 2024 với nhận định tập trung cho chất lượng. 

  2. Tăng trưởng ngành Dược phẩm dự phóng ở mức CAGR 6% giai đoạn 2023 - 2028

    Đứng trước sự thay đổi lớn về bệnh tật cũng như mức gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, Mirae Asset dự phóng ngành Dược phẩm sẽ tiếp tục duy trì CAGR 6% giai đoạn 2023 – 2028.

    Mirae Asset dự phóng giá trị ngành Dược phẩm năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 7,24 tỷ USD (+3.4% cùng kỳ) và 7,89 tỷ USD (+9,1% cùng kỳ). Trong đó, kênh ETC tăng trưởng mạnh hơn OTC nhờ sự bao phủ bảo hiểm toàn dân đã đạt 93%. Dự phóng giá trị mảng ETC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 5,48 tỷ USD (+3,5% cùng kỳ) và 6 tỷ USD (+9,4% cùng kỳ).

  3. Kỳ vọng thuốc nội gia tăng thị phần ở nhóm 2

    Theo số liệu của Cục Quản lý dược, giá trị trúng thầu kênh ETC 9T2023 đạt 34.706 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu thuốc nội địa đạt 9.094 tỷ đồng, chiếm 26,2%.

    Chiến lược của Chính phủ (Quyết định số 376/QĐ-TTg) ưu tiên phát triển, tiến đến tỷ lệ thuốc nội địa/nhập khẩu sẽ ở mức 75/25. Với cơ chế không còn chọn thuốc giá rẻ nhất, chúng tôi cho rằng đây là thời cơ vàng cho các nhà sản xuất thuốc nội địa ở nhóm 2 & 3.

    Xét theo từng nhóm thuốc, các sản phẩm thuốc nội địa có giá trị trúng thầu lớn nhất tại nhóm 4 với 5.617 tỷ đồng, chiếm tới 99,9% tổng giá trị trúng thầu thuốc tại nhóm 4. Tại nhóm 3 và nhóm 2, tỷ lệ trúng thầu của thuốc nội địa lần lượt đạt 78,28% và 52,37%.

  4. Kết quả trúng thầu của các công ty dược nội địa ở nhóm 2 & 3 ước tính tăng thêm 10 điểm % trong 9T2023. Tuy vậy, tại 2 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất là nhóm 1 và nhóm biệt dược gốc (chiếm lần lượt 30,6% và 31,6% giá trị đấu thầu thuốc 9T2023), giá trị trúng thầu của thuốc sản xuất trong nước chỉ đạt lần lượt 193 tỷ đồng (chiếm 1,82% giá trị các gói thầu thuốc nhóm 1) và 106 triệu đồng (chiếm 0,001% giá trị trúng thầu nhóm biệt dược gốc).

  5. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-4
     
  6. DHG và IMP được gọi tên

  7. Trong bối cảnh đó, Mirae Asset có khuyến nghị đối với DHG và IMP.

    Đối với CTCP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG), trong 9T2023, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 3.480 tỷ (+4% cùng kỳ) và 790 tỷ (+5% cùng kỳ). Riêng kết quả kinh doanh Q3/2023, doanh thu đi ngang, đạt 1.099 tỷ nhưng lợi nhuận ròng giảm mạnh, chỉ đạt 166 tỷ (-36.6% cùng kỳ). Mirae Asset cho rằng việc kênh OTC chiếm đến 87% doanh thu mảng dược phẩm của DHG đang chịu sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế chững lại (tỷ lệ chiết khấu 9T2023 lớn hơn cùng kỳ 2%).

    Trong 9T2023, DHG đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại. Dịch Covid-19 đã qua khiến cho nhu cầu mảng thuốc hạ sốt giảm đau, chiếm khoảng 23% doanh thu của DHG suy giảm. Mirae Asset ước tính doanh thu mảng thuốc hạ sốt giảm đau của DHG năm 2023 đạt 1.069 tỷ (-5,9% cùng kỳ).

    Ở chiều ngược lại, khi Covid-19 trôi qua sẽ là cơ hội cho các dòng thuốc kháng sinh, vốn là thế mạnh ở kênh OTC của DHG quay trở lại. Mirae Asset ước tính các dòng kháng sinh chính của DHG, bao gồm Klamentin và Haginat sẽ là động lực tăng trưởng chính của DHG trong năm 2023. Dự phóng doanh thu mảng kháng sinh đạt 1.603 tỷ (+7,2% cùng kỳ).

    Hiện tại trong hơn 300 dòng thuốc của DHG, đã có trên 100 sản phẩm sản xuất trên dây chuyền Japan-GMP. Giai đoạn 6T cuối 2022 – Q4/2024, DHG tiếp tục đầu tư thêm nhà máy Japan-GMP với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ cho công suất một tỷ viên/năm (~25% công suất hiện hữu). Chúng tôi cho rằng đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho DHG từ sau năm 2025.

    Tuy nhiên, trong 2023-2024, Mirae Asset cho rằng doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh do nhà máy hiện hữu đã đạt trên 90% công suất và xu hướng mở rộng của kênh ETC.

  8. Về mặt lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng việc tập trung hơn vào chất lượng chữa bệnh (thuốc có kê đơn) và tận dụng bảo hiểm y tế trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ tiếp tục. Mirae Asset dự phóng doanh thu thuần năm 2023 và 2024 lần lượt 4.859 tỷ (+3,9% cùng kỳ) và 5.191 (+6,8% cùng kỳ). Dự phóng lãi ròng của DHG trong năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.031 tỷ (+4,3% cùng kỳ) và 1.080 tỷ (+4,8% cùng kỳ).

  9. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-5
     Dự phóng kết quả kinh doanh của DHG

    Với CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP), trong 9T2023, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 1.385 tỷ (+27,6% cùng kỳ) và đạt 285,8 tỷ (+44,7% cùng kỳ).

  10. Mirae Asset đánh giá điểm nổi bật nhất của IMP nằm ở việc doanh thu kênh ETC tăng tưởng từ năm 2018 (tỷ trọng đóng góp doanh thu ETC 2018 so với 2022 là 19% và 36,7%), góp phần mở rộng biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT). Biên EBIT liên tục gia tăng trong 3 năm qua (9T2023 là 19,8%, 9T2022 là 18,5%, còn 9T2021 là 17,4%).

    Hiện nay, IMP đang có 11 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, nằm trong top 8% các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn đấu thầu vào nhóm 1 & 2 ở kênh ETC tại Việt Nam. Trong bối cảnh Thông tư 15/2019/TT-BYT ưu tiên sử dụng thuốc nội địa chất lượng cao, chúng tôi đánh giá cao dư địa tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của IMP trong giai đoạn 2023 – 2028. Đặc biệt, với sự tham gia của cổ đông lớn SK Investment Vina III Pte Ltd, Mirae Asset kỳ vọng IMP sẽ có sự hỗ trợ đáng kể về quá trình R&D thuốc, qua đó sẽ hoàn thiện các dòng sản phẩm dịch truyền lẫn uống viên.

    Dựa trên số liệu của Cục quản lý Dược Việt Nam, kết quả trúng thầu kênh ETC của IMP trong 9T2023 đạt 845 tỷ, gần tương đương với kết quả cả năm 2022 là 894 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kết quả trúng thầu của IMP vượt Tenamyd, và Mirae Asset kỳ vọng kết quả này sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nhà máy IMP 4 đã được chứng nhận EU-GMP từ tháng 11/2022. Mirae Asset dự phóng doanh thu mảng ETC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 823 tỷ (+37% cùng kỳ) và 968 tỷ (+17,5% cùng kỳ).

    Ngược lại, Mirae Asset dự phóng doanh thu mảng OTC sẽ có mức tăng trưởng chậm hơn do yếu tố cạnh tranh thị trường. Doanh thu dự phóng mảng OTC năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.137 tỷ (+10% cùng kỳ) và 1.232 tỷ (+8,3% cùng kỳ).

  11. Dựa trên giả định mảng ETC tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, Mirae Asset dự phóng lãi ròng của IMP năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 325 tỷ (+45,6% cùng kỳ) và 389 tỷ (+20% cùng kỳ).

  12. Nganh Duoc pham 2024: DHG kho tang truong manh, IMP nguoc lai-Hinh-6
     Dự phóng kết quả kinh doanh của IPM