Himalaya: Tổ hợp tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới của Nga

(Kiến Thức) - Một lần nữa Nga lại thấy khả năng phát triển các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến của mình với một cái tên hoàn toàn mới "Himalaya".

Tổ hợp tác chiến điện tử Himalaya được phát triển bởi Công ty Kret, một công ty cổ phần lớn nhất trong ngành vô tuyến điện tử Nga, mới chỉ được thành lập từ năm 2009, thành viên của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Kret gồm: Phát triển và sản xuất các hệ thống và tổ hợp thiết bị điện tử tích hợp hoặc mở rộng dành cho máy bay dân dụng và quân sự, các tổ hợp radar hàng không, các phương tiện nhận dạng điện tử, các tổ hợp tác chiến điện tử, máy móc đo lường điện tử các loại... 
Theo đại diện của Kret, tổ hợp tác chiến điện tử Himalaya là một trong các thành tố chính của Sukhoi Su-57 - dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga, có kích thước nhỏ hơn các thế hệ trước đó được trang bị trên Su-27 hay Su-30.
Theo đó, trên một chiếc Su-57 sẽ được trang bị tới 6 radar, ăng ten tích hợp được phân bố chạy dọc thân máy bay. Còn bên phải phía trước buồng lái là cảm biến của hệ thống quang - điện tử phát hiện mục tiêu, ngay phía sau buồng lái là một cảm biến hồng ngoại khác, cho phép phi công quan sát phía sau.
Himalaya: To hop tac chien dien tu manh nhat the gioi cua Nga
Mô phỏng khả năng tác chiến của Su-57. Ảnh: Business Insider
Ưu điểm của tổ hợp Himalaya
Nhờ tích hợp tổ hợp Himalaya, các tiêm kích Sukhoi Su-57 được tăng cường khả năng bảo vệ trước các biện pháp gây nhiễu cũng như tăng khả năng sống sót trước biện pháp áp chế điện tử của đối phương. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng khả năng tàng hình cho máy bay và làm giảm hiệu quả tàng hình đối với các máy bay của đối phương.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sự khác biệt lớn nhất giữa Khibiny (tổ hợp tác chiến điện tử trên Su-35) với Himalaya ở chỗ Khibiny được thiết kế dưới dạng contenơ treo hai bên cánh, chiếm chỗ một điểm treo nhất định, trong khi đó Himalaya được tích hợp hoàn toàn vào máy bay và được chế tạo dưới dạng các bộ phận riêng lẻ của vỏ máy bay. Vì vậy, không ảnh hưởng đến khả năng mang vác vũ khí của máy bay được trang bị.
Himalaya: To hop tac chien dien tu manh nhat the gioi cua Nga-Hinh-2
Một thành phần radar của hệ thống Himalaya. Ảnh: Wikipedia 
Đặc điểm thiết kế
Điểm đặc biệt của tổ hợp Himalaya là chúng được các kỹ sư Nga nghiên cứu và sản xuất theo nguyên tác “vỏ thông minh” và cho phép thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ: trinh sát, tác chiến điện tử, định vị... Thế mạnh của hệ thống Himalaya là có khả năng hoạt động theo tín hiệu radar chủ động hoặc thụ động và hệ thống quang học đã được tích hợp vào máy bay. Hệ thống này tạo ra một lớp vỏ bọc thông minh, giúp bảo vệ máy bay trước các hoạt động tác chiến điện tử của đối phương. 
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nguyên lý tác chiến của tổ hợp tác chiến điện tử Himalaya cũng tương tự như tổ hợp tác chiến điện tử Khibiny, tức là sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Himalaya sẽ được kích hoạt và che chắn máy bay với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ vật liệu composite trên Su-57 còn giúp tiêm kích này nâng cao năng lực hấp thụ, giảm sự phản xạ sóng radar từ đó càng nâng cao năng lực tàng hình trước các hệ thống trinh sát, phát hiện của đối phương khi tác chiến.
Himalaya: To hop tac chien dien tu manh nhat the gioi cua Nga-Hinh-3
 Sơ đồ bố trí các thành phần của hệ thống Himalaya. Ảnh: full_afterburner
Máy bay chiến đấu Su-57 được thiết kế thuộc phân loại thế hệ 5 như các dòng máy bay F-22 và F-35 của Mỹ. Dòng chiến đấu cơ này có thể bay với vận tốc tối đa tới 2.600km/giờ, tầm hoạt động đạt 4.300km và trần bay cao là 20km. Su-57 có thể mang theo 10 tấn vũ khí, gồm: Một pháo hàng không GSh-30-1 30mm và các loại bom, tên lửa có điều khiển treo trên 8 mấu được giấu trong thân và 10 mấu cứng ở trên thân và cánh máy bay.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, với việc trang bị hệ thống Himalaya, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Nga sẽ tăng khả năng sống sót từ 30 - 35 lần trước những đợt tấn công của đối phương.

IL-22PP Nga sẽ khiến "lá chắn tên lửa" Mỹ vô dụng?

(Kiến Thức) - Không quân Nga sắp đưa vào trang bị bộ ba máy bay tác chiến điện tử IL-22PP có khả năng vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ ở Đông Âu.

IL-22PP Nga se khien
Air Recognition dẫn lời Alexander Gorbunov – Giám đốc Viện nghiên cứu thực nhiệm và chế tạo máy Myasishchev cho biết, viện này sắp chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga bộ ba máy bay tác chiến điện tử IL-22PP Porubshchik nhằm tăng cường khả năng phòng không vệ của Nga trước các thách thức an ninh từ bên ngoài. Nguồn ảnh: UAC.

Chưa kịp trang bị, Nga đã muốn bán Su-57 cho Ấn Độ

(Kiến Thức) - Hợp đồng bán các máy bay Su-57 thế hệ năm giữa Nga và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ sớm được ký kết trong năm nay.

Chua kip trang bi, Nga da muon ban Su-57 cho An Do

Theo đó nhiều khả năng cả Nga và Ấn Độ đang tiến tới việc hoàn tất đàm phán hợp đồng bán những chiếc Sukhoi Su-57 đầu tiên cho Ấn Độ, sớm nhất là trong năm nay. Và thông tin này được chính ông Sergey Chemezov chủ tịch của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga tuyến bố. Nguồn ảnh: Aviation.

Sức mạnh tàu khu trục Hàn Quốc cân cả Hải quân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Dù chỉ được trang bị 3 tàu khu trục tên lửa KDX-3 nhưng Hàn Quốc vẫn thừa tự tin để có thể cân cả biên đội tàu chiến nghèo nàn của Triều Tiên.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien
Tàu khu trục lớp Sejong Đại Đế hay còn được gọi là KDX-3 là lớp tàu khu trục tên lửa có điều khiển được phát triển theo dự án tàu khu trục lớp KDX thế hệ mới của Hải quân Hàn Quốc. Ba chiếc đầu cũng được đóng bởi liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai và Hãng cơ khí hàng hải và đóng tàu Daewoo. Nguồn ảnh: YouTube.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-2
 Chiếc đầu tiên của KDX-3 được hạ thủy vào tháng 5/2007 và được mang số hiệu DDG-991; chiếc thứ hai đưa vào hoạt động tháng 12/2008 với số hiệu DDG-992; chiếc thứ ba mang số hiệu DDG-993 hạ thủy tháng 3/2011. Nguồn ảnh: Defense Industry.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-3
 Tàu khu trục lớp KDX-3 có thiết kế giống với các tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ và được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hiện đại. Đây là một trong 4 lớp tàu trên thế giới hiện tại được trang bị hệ thống tác chiến trên biển này. Nguồn ảnh: Defense Media.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-4
Tàu có chiều dài 165m; rộng 21,4m; mớn nước 6,25m; lượng giãn nước 8.500 tấn, đầy tải 11.000 tấn; sử dụng động cơ tuabin khí bốn động cơ LM2500 cho công suất 100.000 mã lực; vận tốc tối đa 35 hải lý/h; dự trữ hành trình 5.500 hải lý, biên chế 300 thủy thủ. Nguồn ảnh: TOMF.
Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-5
 Theo Hải quân Hàn Quốc, các tàu khu trục KDX-3 được triển khai cho các nhiệm vụ thông thường của hải quân, tác chiến chống ngầm và các hoạt động phòng không trên biển. Theo đó, các tàu KDX-3 có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào các mối đe dọa trên biển bảo vệ biên đội tàu mà nó hộ tống. Nguồn ảnh: PicQuery.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-6
 Một nhiệm vụ khác nữa của KDX-3 đó chính là chi viện cho Trung tâm tác chiến không quân hải quân, điều khiển tất cả các máy bay chiến thuật hoạt động trên biển. Hải quân Hàn Quốc khẳng định, với các tính năng kỹ chiến thuật hiện đại, tàu khu trục lớp KDX-3 hoàn toàn có khả năng bảo vệ vùng biển Hàn Quốc khỏi tất cả các mối đe dọa từ trên không, trên biển và dưới mặt biển. Nguồn ảnh: Reddit.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-7
Các tàu khu trục lớp KDX-3 được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của hãng Lockheed Martin, bao gồm radar SPY-1, hệ thống truyền tin SPY-1D và hệ thống điều khiển hỏa lực Mk-99. Các loại radar này cho khả năng tìm kiếm và theo dõi nhiều loại mục tiêu khác nhau như máy bay và tên lửa. Trong ảnh là năng lực tác chiến của tàu KDX-3. Nguồn ảnh: FUNL.
Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-8
 Hệ thống này được tích hợp với hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41, mang theo các tên lửa tấn công và phòng thủ có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa trong các kịch bản tấn công khác nhau. Nguồn ảnh: huanqiu.com.

Suc manh tau khu truc Han Quoc can ca Hai quan Trieu Tien-Hinh-9
Bên cạnh đó, loại tên lửa này cũng có thể được tích hợp vào hệ thống mạng tác chiến của Hải quân Hàn Quốc để liên kết nhiều tàu chiến mặt nước với nhau. Ngoài ra, các tàu khu trục KDX-3 còn được trang bị radar AN/SPG-62 hoạt động ở băng tần I/J, hệ thống sonar hình cung lắp trên tàu DSQS-21 BZ-M của Hãng Atlas Elekronik, một hệ thống sonar mảng pha và hệ thống tác chiến điện tử SQL-200K Sonata của Tập đoàn LIGNex1. Vị trí bố trí vũ khí trang bị trên tàu KDX-3. Ảnh: Thaimilitaryandasianregion