Malaysia: Không có bằng chứng về việc Nga bắn hạ MH17

Theo nhà chức trách Malaysia, không thể xác định là Nga bắn hạ máy bay MH17 và lời buộc tội nào cũng phải dựa trên bằng chứng thuyết phục.

Trả lời phỏng vấn ngày 30/5, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke khẳng định, cho đến nay chưa có bằng chứng thuyết phục nào trong số bằng chứng Nhóm điều tra quốc tế công bố cho thấy, Nga phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.
Một phần của chiếc máy bay xấu số MH17.
Một phần của chiếc máy bay xấu số MH17. 
Tuyên bố trái ngược lại với công bố trước đó của các nhà điều tra Hà Lan và Australia cho rằng, tên lửa bắn hạ máy bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia khiến 298 người thiệt mạng, có nguồn gốc từ một lữ đoàn quân sự Nga.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke khẳng định, sẽ có người phải chịu trách nhiệm về vụ việc này, nhưng cho đến nay không thể xác định là Nga và bất kỳ kết luận nào cũng phải dựa trên bằng chứng thuyết phục.
Chính quyền Malaysia cam kết sẽ công bố đầy đủ mà không che giấu bất cứ điều gì về vụ tai nạn trên và sẽ tiến hành một cuộc tìm kiếm khác nếu bằng chứng mới được phát hiện.
Chuyến bay MH17 rời sân bay Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan để về Kuala Lumpur, Malaysia ngày 17/7/2014 và mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu khi cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 50km.
MH17 bị tên lửa bắn hạ ở khu vực Donetsk, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó hơn một nửa là người Hà Lan.

Nhân chứng vụ MH17 tố Reuters đưa tin sai

(Kiến Thức) - Một công dân ở miền đông Ukraine tố rằng, hãng thông tấn Reuters đã đưa tin sai về cuộc phỏng vấn của ông liên quan tới thảm kịch MH17.

Tháng 3/2015, phóng viên hãng thông tấn Reuters đã phỏng vấn ông Pyotr Fedotov, công dân 58 tuổi sinh sống ở làng Chervonniy Zhovten, tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine, xoay quanh những gì ông nhìn thấy vào ngày máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 bị bắn hạ.
Nhan chung vu MH17 to Reuters dua tin sai
Phóng viên chụp một mảnh xác máy bay MH17 tại hiện trường.
"Khi được Reuters phỏng vấn, ông Fedotov, nhân chứng đã trông thấy quả tên lửa lắc lư, ban đầu nói trước ống kính rằng tên lửa đó được phóng ra từ vùng lãnh thổ do Quân đội chính phủ chiếm giữ. Sau đó, khi máy quay ngừng chạy, ông lại nói rằng, tên lửa được phóng ra từ khu vực ly khai. Ông Fedotov nói rằng, do lo sợ lực lượng dân quân ly khai nên ông đã nói như vậy", trích dẫn tuyên bố của Reuters.

Điểm lại các dấu mốc trong vụ thảm kịch MH17

(Kiến Thức) - Ngày 17/7/2014 sẽ mãi là một dấu đen đau thương trong lịch sử nhân loại khi vụ thảm kịch MH17 xảy ra.

Diem lai cac dau moc trong vu tham kich MH17
  Vào ngày 17/7/2014, một máy bay của Malaysia Airlines trong chuyến bay  MH17 đang di chuyển từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị bắn rơi xuống tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Ảnh: Hiện trường tàn khốc vụ thảm kịch MH17.

Nhìn lại một số hình ảnh tại hiện trường MH17

(Kiến Thức) - Thảm kịch MH17 đã cướp đi sinh mạng của 298 con người, gây nên những nỗi đau day dứt trong lòng người ở lại và cả một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Nhin lai mot so hinh anh tai hien truong MH17
 Thảm kịch MH17 tiếp tục làm nóng tình hình trên nghị trường. Ngày hôm qua (28/9), Đội điều tra quốc tế (JIT) công bố kết luận rằng, máy bay MH17 bị tên lửa Buk do Nga sản xuất bắn hạ tại miền đông Ukraine. Kết luận này vấp phải sự phản đối gay gắt của điện Kremlin.