“Mặc yếm không nội y là tôn trọng sự thật”

Việc mặc yếm không phòng hộ trên phim truyền hình gây nhiều tranh cãi trái chiều.

Vẫn biết áo yếm xưa kia là đồ lót, các cụ các bà chỉ mặc yếm trần sát cơ thể chứ không hề kèm theo đồ phòng hộ bên trong. Tuy nhiên, ngày nay việc mặc như vậy lại gây nhiều tranh cãi trái chiều, có người đồng tình, có người cho rằng mặc như vậy là hở hang, dung tục nhằm mục đích câu kéo người xem, PR bản thân.
Ví dụ điển hình gần đây là diễn viên phim Thương nhớ ở ai đã bị chỉ trích khi mặc áo yếm không phòng hộ trên truyền hình, dù bối cảnh phim là làng quê Bắc bộ thời xưa.
Nói về sự việc này, diễn viên Hồng Kim Hạnh (nữ chính phim Thương nhớ ở ai) cho rằng trang phục như vậy là phù hợp: "Nhân vật nữ chỉ mặc áo yếm không nội y là tôn trọng sự thật vì ngày xưa người phụ nữ Việt vẫn mặc như vậy. Việc mặc yếm không nội y là do đạo diễn muốn cảnh quay chân thực nhất. Đó là một cách tôn trọng lịch sử với hoàn cảnh miền Bắc Việt Nam những năm 1945."
“Mac yem khong noi y la ton trong su that”
 
Ban đầu khi mặc áo yếm không phòng hộ, Hồng Kim Hạnh cũng rất ngại ngùng, tìm cách che chắn nhưng điều này ảnh hưởng xấu tới cảm xúc khi diễn xuất. Vì thế, cô quyết định hòa mình vào tâm lý nhân vật, quên đi cảm giác e thẹn kia để diễn tốt nhất có thể.
Cùng bàn về việc mặc áo yếm không phòng hộ trên phim, đứng ở góc nhìn chuyên môn nghệ thuật, nhiếp ảnh gia Dzungart nhận định: "Nhìn chung, điện ảnh luôn tôn trọng sự thật đời thực, có điều sự thật ở đây - việc mặc áo yếm không phòng hộ lại có chút sexy, hở hang nên mới gây tranh cãi. Tuy nhiên, điều này trên phim là chấp nhận được và phải làm như thế. Nếu mặc yếm mà còn mặc kèm áo lót thì không phải áo yếm nữa. Các cụ nhà mình ngày xưa là đúng như thế."
Nhiếp ảnh gia Dzungart cho rằng, làm phim là làm nghệ thuật, họ không cố tình đưa ra những hình ảnh xấu xí, méo mó về áo yếm nên chúng ta cần phân biệt rõ đâu là gợi dục, đâu là gợi cảm. "Vấn đề là góc máy, ánh sáng như thế nào để liều lượng vừa đủ gửi đến khán giả, làm quá thì không được. Chỉ có số ít người quay chụp không đúng góc thì không ra được cái chất nghệ thuật mà nó lại ra cái chất gợi dục.", Dzungart nói thêm.
Nói rõ hơn về sự khác biệt giữa áo yếm xưa và nay, nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Trước kia chế độ phong kiến khắt khe hơn nhiều, với các lễ giáo ràng buộc, với tam tòng tứ đức. Các cụ mặc yếm trần vì chưa có áo lót, chỉ từ khi cuộc sống khá hơn mới có nhu cầu ấy. Việc mặc này là chấp nhận được, là thông dụng, tiện cho cuộc sống thường nhật. Ngày nay, yếm chỉ có trong phim, ảnh, cũng cần tôn trọng thực tế ngày xưa, vì nó đẹp."
Dzungart chỉ không đồng tình với trường hợp cố tình quay chụp với yếm mỏng, trong suốt, dùng ánh sáng để cố nhấn lên kiểu mặc như không, vì như vậy sẽ gây phản cảm. Còn mặc yếm vừa đủ để gợi, mang tính nghệ thuật thì vẫn đẹp.
Trên phim ảnh, việc mặc áo yếm không kèm bảo hộ được coi là nghệ thuật nhưng ở ngoài đời người mặc cần hết sức lưu ý để tránh bị chê bai. Hiện nay, một số bạn trẻ rất thích mặc áo yếm chụp ảnh lưu niệm, chụp chơi thì stylist vẫn khuyên nên dùng thêm miếng dán bảo hộ cho an toàn, tránh trường hợp hớ hênh kém duyên.
Không chỉ vậy, bạn nữ nên mặc áo yếm cùng các trang phục phù hợp như quần lưng cao, chân váy lưng cao để dung hòa độ gợi cảm của tổng thể. Về chất liệu, lụa là ưu tiên hàng đầu và phải loại trừ voan mỏng vì thiếu tinh tế, dễ gây nhức mắt người nhìn.

Bí mật của những chiếc đèn dầu cổ ở chợ Tết Hà Nội

(Kiến Thức) - Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn này là câu chuyện lịch sử thú vị, cũng như kỷ niệm khó quên về một thời gian khó của nhiều gia đình Việt Nam.

Bi mat cua nhung chiec den dau co o cho Tet Ha Noi
Đèn dầu (đèn Hoa Kỳ) là loại đèn phát sáng do ngọn lửa đốt bằng dầu hỏa, thịnh hành trên thế giới từ giữa thế kỷ 19. Đèn gồm có một bầu đựng dầu làm bằng kim loại hay thủy tinh, sứ và một sợi bấc. Đoạn dưới sợi bấc nhúng trong dầu để dẫn dầu, đoạn trên nhô lên khỏi bầu đèn.
Bi mat cua nhung chiec den dau co o cho Tet Ha Noi-Hinh-2
Khi châm lửa vào phần nhô lên của bấc, dầu ngấm trong bấc sẽ cháy và tạo ra một ngọn lửa màu vàng. Kích thước của ngọn lửa được điều khiển bằng cách chỉnh độ dài của phần bấc nhô lên qua núm vặn.

Những con số khiến nhiều người sốc nặng về Tết Nguyên đán

(Kiến Thức) - Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Kỳ nghỉ lễ này gắn liền với nhiều con số thú vị và ấn tượng. Những con số này khiến công chúng không khỏi bất ngờ, thậm chí là bị sốc.

Nhung con so khien nhieu nguoi soc nang ve Tet Nguyen dan
Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, Trung Quốc đón Tết Nguyên đán vào khoảng nửa cuối của tháng 1 đến giữa tháng 2 (theo Dương lịch). Năm Âm lịch gắn với 12 con vật khác nhau và mỗi năm tương ứng với một con vật. Năm 2019 là năm con Lợn (Kỷ Hợi). 

Giải mã hình tượng lợn trong các nền văn minh cổ xưa

(Kiến Thức) - Lợn là một loài động vật có vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều nền văn minh. Trong số này, có nền văn minh quan niệm hình tượng lợn tượng trưng cho sự giàu có, may mắn, khả năng sinh sản...

Giai ma hinh tuong lon trong cac nen van minh co xua
Đối với người Ai Cập cổ đại, hình tượng lợn (đặc biệt là lợn cái) là biểu tượng của sự sinh sản và giàu có.