Lý giải về đình cổ dưới đáy giếng ở Hà Nội

(Kiến Thức) - GS Trình Năng Chung cho rằng, ngôi đình dưới giếng có thể được người dân chôn giấu từ những năm kháng chiến. 

Để giải mã những bí mật về một ngôi đình nằm dưới đáy giếng làng Mễ Trì và tục thờ thần rắn, hay Đức Thánh Đầm, chúng tôi đã tìm đến các nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ học để tìm lời giải thích.
Văn hóa sông nước
Nói về tín ngưỡng thờ Đức Thánh Đầm, vị thánh được cho là con trai vua Thủy Tề, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, Khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng: “Đây chính là tín ngưỡng có từ rất xa xưa, mang tính sơ khai của người Việt. Ở mức cao hơn thì đó là văn hóa sông nước của người Việt Nam. Nét văn hóa này đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành bản chất cốt lõi của con người Việt và tồn tại cho đến ngày nay. Biểu hiện trực quan, sinh động nhất đó chính là các tín ngưỡng thờ cúng thủy thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm, cá... 
Trước đây, GS Ngô Đức Thịnh và cố GS Trần Quốc Vượng đã có nhiều nghiên cứu về tục thờ rắn của người Việt rồi kết luận, đó chính là tín ngưỡng nguyên thủy với hai nghĩa chính là nói về cái ác và tục thờ thủy thần. Tục thờ thủy thần lại được gắn với cuộc sống miền sông nước của cư dân nông nghiệp. Vì lẽ này nên người ta thường thấy các đền thờ rắn xuất hiện ở nhiều miền sông nước như sông Đuống, sông Hồng, sông Cầu. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới người ta cũng thấy xuất hiện tục thờ rắn ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập...”.
GS Trình Năng Chung cho rằng, ngôi đình dưới giếng có thể được người dân chôn giấu từ những năm kháng chiến.
GS Trình Năng Chung cho rằng, ngôi đình dưới giếng có thể được người dân chôn giấu từ những năm kháng chiến. 
Theo TS Nguyễn Thị Ánh Hồng thì tục thờ Đức Thánh Đầm ở làng Mễ Trì chính là hình ảnh thu nhỏ của luật tục, giá trị và chuẩn mực của người Việt được lưu truyền từ đời này qua đời khác và tồn tại cho đến ngày nay. Bằng chứng của việc này đó là chuyện chọn hướng phong – thủy (gió – nước). Nhìn xa hơn về quá khứ, ngay từ khi Nhà nước Văn Lang đóng đô ở Việt Trì chúng ta đã thấy có sự hiện diện của nước, đó là ao Việt. Khi dời đô về Thăng Long chúng ta thấy có đất Thanh Trì (ao trong), Mễ Trì (ao gạo)... cho nên việc giữ gìn được truyền thống văn hóa cổ xưa này là rất quý giá. 
Về thông tin có một ngôi đình nằm dưới đáy giếng, trong khu di tích đền thờ Đức Thánh Đầm là điều thú vị. Nhưng nếu nhìn vào những chuyện dân gian để lại về việc đáy giếng là nơi ở con trai vua Thủy Tề thì thấy rõ ràng đây là tín ngưỡng gắn liền với tục thờ thủy thần có từ xa xưa.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng: “Dưới giếng làng Mễ Trì có hẳn một ngôi đình cổ là thông tin thú vị, cần phải được các nhà khảo cổ vào cuộc kiểm tra, khai quật. Tuy nhiên, về tục thờ rắn thần, thủy thần thì không chỉ có ở làng Mễ Trì mà ở đền thờ Linh Lang và nhiều nơi khác cũng có. Từ xưa tới nay, hình ảnh rắn vẫn thường xuất hiện ở nhiều vị trí như xà, mái đình...”.
Tục thờ Đức Thánh Đầm là tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ.
Tục thờ Đức Thánh Đầm là tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. 
Trường hợp lạ
Khi chúng tôi đem câu chuyện về một ngôi đình nằm dưới đáy giếng làng Mễ Trì và tục thờ thủy thần đến những chuyên gia văn hóa, khảo cổ nhờ giải thích đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý đặc biệt.
GS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy có trường hợp lạ lùng như vậy. Mặc dù trước đây người dân ở nhiều nơi đã phát hiện được dưới giếng có những phiến gỗ lạ, sau đó chúng tôi xác định đó là một phần của ngôi đình được người dân tháo gỡ đem giấu xuống giếng từ những năm tiêu thổ kháng chiến chứ không phải là một ngôi đình nguyên vẹn”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, tục thờ rắn thần xuất hiện ở nhiều nơi chứ không riêng làng Mễ Trì.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, tục thờ rắn thần xuất hiện ở nhiều nơi chứ không riêng làng Mễ Trì. 
Khi xem xét những thông tin mà tòa soạn đăng tải, GS Trình Năng Chung chỉ ra những điểm cần phải làm rõ. Thứ nhất là phải xem lại dưới đáy giếng có khung gỗ hình vuông hay không, to nhỏ thế nào, bởi có thể đó là giếng cổ mang truyền thống văn hóa Chăm Pa hoặc thời Trần. Thứ hai là phải làm rõ chất liệu gỗ dưới giếng là gì, có bao nhiêu cột, quy mô lớn hay bé, biết đâu không phải đình mà là cái miếu? Điểm thứ ba là xác minh lời kể của người dân. Bởi nếu chuyện đình bị sụt sau một đêm mưa bão giống như hiện tượng hố tử thần thì rõ ràng kết cấu của ngôi đình có sự sai lệch, gãy nát. Không thể có chuyện đình bị sụt nhưng vẫn còn nguyên vẹn được. 
Mặc dù năm 1992, Viện Hán Nôm đã đến kiểm tra, nhưng họ chỉ tiếp cận ở khía cạnh văn bản học, tức là khảo sát dưới giếng xem có thanh gỗ nào khắc chữ cổ không, nếu có thì họ dịch và đưa ra kết luận hoặc giả thiết về niên đại dựa trên nội dung khảo cứu. Còn những câu hỏi được đặt ra ở trên phải đích thân các nhà khảo cổ học nhìn tận mắt, sờ tận tay thì mới khẳng định được đó là đình hay miếu, tồn tại cách đây bao nhiêu thế kỷ...
GS Trình Năng Chung đưa ra giả thiết rằng: “Có thể có một ngôi đình nằm dưới giếng làng Mễ Trì, nhưng nó chỉ nằm dưới giếng từ những năm tiêu thổ kháng chiến chứ không có chuyện đình bỗng dưng bị sụt sau một đêm mưa bão, sau đó người ta lại đào một cái giếng lên trên đó rồi mới phát hiện ra. Bởi thời kỳ tiêu thổ kháng chiến, người dân từ khắp nơi tháo dỡ nhà cửa, đình chùa đem chôn giấu để chống lại giặc Pháp. Có thể trong thời gian này, người dân làng Mễ Trì đã tháo đình chôn xuống giếng để sau này có điều kiện thì đem lên dựng lại, nhưng vì lý do nào đó ngôi đình đã không được vớt lên và vẫn nằm dưới giếng cho đến ngày nay”.

Bí ẩn gò rắn tại đình cổ dưới đáy giếng ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong khuôn viên đền Đức Thánh Đầm, ngoài ngôi đình nằm dưới giếng cổ còn có một gò đất giống như mộ, thờ rắn thần.

Bởi theo người dân làng Mễ Trì thì thần rắn chính là con trai vua Thủy Tề, là Đức Thánh Đầm đã có công làm cho mưa nắng thuận hòa, dân làng đánh bắt được nhiều tôm, cá...

Gò “lạ”

Khi đến đền thờ Đức Thánh Đầm, nhiều người sẽ nhìn thấy dưới gốc si già có một bệ thờ giống như ngôi mộ. Nói là gò lạ bởi nhiều người không biết nên gọi đây là gò hay mộ, nhưng theo ông Đỗ Đức Lợi, Ban quản lý đền thì không được gọi đó là mộ, vì nó chỉ là mô đất xưa kia được dân chài đắp lên thành gò rồi lập ban thờ cúng tế thủy thần. Tuy nhiên, khách thập phương khi đến đây dâng hương thấy bệ thờ giống như ngôi mộ nên tiện mồm gọi mộ, có người gọi là gò... thành thử tên gọi chưa thống nhất.

“Bảo bối” siêu độc của VN khiến giặc phương Bắc hãi hùng

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã khiến giặc phương Bắc phải kinh hồn, bạt vía với những loại "vũ khí bí mật".

"Nỏ thần liên châu" thời vua An Dương Vương.
 "Nỏ thần liên châu" thời vua An Dương Vương.
Những mũi tên của nỏ liên châu hay còn được biết đến với cái tên "nỏ thần". Mỗi mũi tên là một nỗi khiếp sợ cho giặc phương Bắc xâm lược Đại Việt.
 Những mũi tên của nỏ liên châu hay còn được biết đến với cái tên "nỏ thần". Mỗi mũi tên là một nỗi khiếp sợ cho giặc phương Bắc xâm lược Đại Việt.
Một phần lẫy nỏ liên châu.
 Một phần lẫy nỏ liên châu.
Nỏ liên châu.
 Nỏ liên châu.
Cọc gỗ sông Bạch Đằng - vũ khí "hủy diệt" độc nhất vô nhị của dân tộc Việt đã giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.
  Cọc gỗ sông Bạch Đằng - vũ khí "hủy diệt" độc nhất vô nhị của dân tộc Việt đã giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938.
Đến năm 1288, trận địa cọc gỗ lại giúp danh tướng Trần Hưng Đạo đánh tan 3 vạn quân Nguyên và gần 400 chiến thuyền.
 Đến năm 1288, trận địa cọc gỗ lại giúp danh tướng Trần Hưng Đạo đánh tan 3 vạn quân Nguyên và gần 400 chiến thuyền.
Súng thần cơ - một trong những loại vũ khí đáng tự hào của dân tộc Việt do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra. Giặc phương Bắc từng khiếp sợ trước súng thần cơ của dân tộc Việt.
 Súng thần cơ - một trong những loại vũ khí đáng tự hào của dân tộc Việt do Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra. Giặc phương Bắc từng khiếp sợ trước súng thần cơ của dân tộc Việt.
Chiến hạm khổng lồ Định Quốc của triều đại Tây Sơn.
 Chiến hạm khổng lồ Định Quốc của triều đại Tây Sơn.
Voi chiến cũng góp một phần không nhỏ trong những trận chiến lớn của Đại Việt.
 Voi chiến cũng góp một phần không nhỏ trong những trận chiến lớn của Đại Việt.
Và quan trọng nhất, "vũ khí bí mật" của dân tộc Việt đó chính là.... "quân dân một lòng". Không có thế lực nào có thể khuất phục được ý chí của dân tộc Việt dù kẻ thù có mạnh đến đâu.
 Và quan trọng nhất, "vũ khí bí mật" của dân tộc Việt đó chính là.... "quân dân một lòng". Không có thế lực nào có thể khuất phục được ý chí của dân tộc Việt dù kẻ thù có mạnh đến đâu.

Cận cảnh tổng hành dinh Hoàng triều Cương thổ của Bảo Đại

(Kiến Thức) - Năm 1950, Hoàng triều Cương thổ - vùng đất Tây Nguyên hưởng quy chế hành chính đặc biệt với Bảo Đại là hoàng đế được thành lập.

Nằm trên một đồi thông cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam có một dinh thự cổ tuyệt đẹp, được coi là chứng nhân lịch sử của miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó chính là Dinh 1.
 Nằm trên một đồi thông cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam có một dinh thự cổ tuyệt đẹp, được coi là chứng nhân lịch sử của miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó chính là Dinh 1.