Lý giải các vì sao lấp lánh

(Kiến Thức) - Các vì sao nhấp nháy, lấp lánh, đó là vì ánh sáng từ các ngôi sao này phát ra phải đi qua nhiều lớp của tầng khí quyển Trái Đất. 

Hỏi: Tại sao chúng ta thấy các vì sao trên trời lấp lánh, nhấp nháy? - Lê Bình Nguyên (Hà Nội).
Ly giai cac vi sao lap lanh
 Ảnh minh họa.
Ông Trần Đăng Văn, Diễn đàn thiên văn học Việt Nam: Khi quan sát từ mặt đất, chúng ta thấy các vì sao nhấp nháy, lấp lánh, đó là vì ánh sáng từ các ngôi sao này phát ra phải đi qua nhiều lớp của tầng khí quyển Trái Đất. 
Trong hành trình của mình, các tia sáng từ những vì sao này bị khúc xạ nhiều lần và theo nhiều hướng ngẫu nhiên dẫn đến hiện tượng sao nhấp nháy - thực ra là vì những khúc xạ này làm cho các vì sao có vẻ như hơi dịch chuyển một chút và mắt chúng ta "hiểu" đó là sự nhấp nháy. 
Các vì sao ở phía chân trời dường như lấp lánh nhiều hơn những vì sao ở ngay trên đầu chúng ta, đó là vì ánh sáng từ những vì sao ở gần chân trời phải đi qua nhiều tầng không khí hơn trước khi đến được mắt chúng ta.

Tác hại của hạt bụi giữa các vì sao

(Kiến Thức) - Khoảng không gian giữa các vì sao chứa các khí tồn tại ở dạng nguyên tử và phân tử ion, ngoài ra còn có các hạt bụi.

Hỏi: Môi trường giữa các vì sao là gì? Có phải giữa các vì sao có rất nhiều hạt bụi và chúng là nguyên nhân làm ánh sáng từ các ngôi sao đến chúng ta bị mờ đi? - Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội).
 

Kinh hãi cảnh sư tử biển xé xác chim cánh cụt

(Kiến Thức) - Những chú chim cánh cụt lơ ngơ dễ dàng bị kẻ săn mồi kinh nghiệm đầy mình là sư tử biển "xử lý" nhanh gọn.  

Kinh hai canh su tu bien xe xac chim canh cut
Trên những bộ phim hoạt hình, sư tử biển và chim cánh cụt có thể là bạn thân của nhau nhưng trong tự nhiên thì không hề như vậy. Trong ảnh là một con sư tử biển giật đứt đầu một con cánh cụt xấu số làm bữa ăn ngon miệng của mình.