Lương nhân viên ngân hàng cao nhất: Techcombank, MB, Vietcombank dẫn “top“

(Kiến Thức) - Ngân hàng Techcombank đang có mức thu nhập bình quân của cán bộ cao nhất khi đạt 44,5 triệu đồng/tháng, tăng 8 triệu đồng/tháng so với 6 tháng đầu năm 2020.

Theo thống kê từ BCTC của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2021 cho thấy, Ngân hàng Techcombank hiện đang có mức thu nhập bình quân của cán bộ cao nhất khi đạt 44,5 triệu đồng/tháng.
6 tháng đầu năm, lãi hợp nhất trước thuế của ngân hàng đạt tới 11.500 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2020. Techcombank chi lương, thưởng, thu nhập khác 2.996 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Chia cho số nhân viên bình quân giai đoạn này là 11.216 người.
Luong nhan vien ngan hang cao nhat: Techcombank, MB, Vietcombank dan “top“
Thu nhập bình quân nhân viên của Techcombank đạt 44,5 triệu đồng/tháng.
Như vậy thu nhập bình quân nhân viên của Techcombank đạt 44,5 triệu đồng/tháng, tăng tới 8 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng vị trí á quân là ngân hàng MBBank khi mức thu nhập bình quân (bao gồm lương và phụ cấp) mỗi tháng của nhân viên ngân hàng này đạt 30,64 triệu đồng/tháng, tăng 3,3 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ.
Vị trí thứ 3 thuộc về ngân hàng Vietcombank, ước tính bình quân đạt 32,1 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý là thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng này còn giảm trung bình 1,7 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm 2020.
Các ngân hàng có thu nhập nhân viên cao tiếp theo có thể kể đến MSB (29,6 triệu đồng/tháng), VIB (29,2 triệu đồng/tháng), VPBank (28,7 triệu đồng/tháng), TPBank (28,6 triệu đồng/tháng), Vietinbank (28,3 triệu đồng), Sacombank (26,9 triệu đồng), HDbank (26,3 triệu đồng), BIDV (23,5 triệu đồng), SeAbank (23,3 triệu đồng)....
Xét về mức độ tăng thu nhập bình quân tháng, Techcombank là ngân hàng đứng đầu khi nhân viên nhà băng này trung bình được tăng 8 triệu đồng/tháng so với 6 tháng đầu năm 2020. Kế đến là ngân hàng MSB với mức tăng 4,7 triệu đồng/tháng.

Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng ngành ngân hàng đang đối diện thách thức tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% vào cuối năm 2021 cùng trách nhiệm trích lập dự phòng tăng thêm 3 năm.

“Khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn và nguy cơ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% cuối năm 2021 cùng với trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm theo Thông tư 03”, ông Lực trình bày tại hội thảo về Định hình lại Hệ thống Tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam do Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 27/4.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam đang ở trung bình khá. Tuy nhiên, các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Nhân viên BIDV vỡ nợ 200 tỉ đồng: Bắt thêm nguyên cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Liên quan đến nhân viên ngân hàng BIDV vỡ nợ 200 tỉ đồng, Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố, khám xét nơi ở, bắt tạm giam thêm nguyên nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Lai.

Từ lúc 13 giơ 30 phút, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Gia Lai đã có mặt tại số nhà 60 Phù Đổng, TP Pleiku đọc lệnh khởi tố, khám xét nơi ở và bắt tạm giam 4 tháng với Chu Nữ Diệu Huyền (SN 1986, nguyên cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Nhan vien BIDV vo no 200 ti dong: Bat them nguyen can bo Ngan hang Phat trien Viet Nam