Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng ngành ngân hàng đang đối diện thách thức tỷ lệ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% vào cuối năm 2021 cùng trách nhiệm trích lập dự phòng tăng thêm 3 năm.

“Khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn và nguy cơ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% cuối năm 2021 cùng với trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm theo Thông tư 03”, ông Lực trình bày tại hội thảo về Định hình lại Hệ thống Tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam do Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 27/4.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam đang ở trung bình khá. Tuy nhiên, các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Song song đó, những bước tiến về thể chế góp phần nâng cao sức chịu đựng của nền kinh tế và hệ thống tài chính nhưng còn chậm so với yêu cầu. Vấn đề thể chế, nhất là nhằm phát triển kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới như cho vay ngang hàng, fintech, tiền kỹ thuật số, xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin dữ liệu còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn.

Một rủi ro đáng chú ý khác là tội phạm. TS Lực dẫn báo cáo của công ty an ninh mạng Viettel cho biết 90% trong số 3 triệu vụ cảnh báo tấn công mạng tại Việt Nam là nhắm đến hệ thống tài chính ngân hàng. Dù có nhiều bước tiến trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm, ngành tài chính còn gặp thách thức do hạn chế về thể chế, năng lực tổ chức quản lý, lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục kịp thời. Do đó, số vụ tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng dự báo còn tăng.

Nguy co no xau ngan hang tang

Ngành ngân hàng chịu áp lực do nền vốn còn mỏng trong khi tín dụng, đầu tư tăng khá cao, khoảng 14%/năm trong 10 năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu của TS Cấn Văn Lực đề xuất cần hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các chiến lược và thể chế pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tiếp theo, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, tài chính tiền tệ số và tài chính xanh nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các fintech, mô hình kinh doanh mới.

TS Lực cũng lưu ý việc chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính tiền tệ. Cơ quan quản lý phải chủ động xây dựng và nhất quán thực thi chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chuyên gia này đồng thời nhấn mạnh cần tập trung xây dựng và thực thi đề án nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ quản lý rủi ro, sản phẩm tài chính số và tài chính xanh là rất quan trọng.

Nhặt "sạn" trong SGK lớp 1 đang khiến phụ huynh rần rần bức xúc

(Kiến Thức) - Nhiều phụ huynh và dư luận đang có ý kiến chê sách SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều có nhiều "sạn" khi có nhiều câu chuyện không mang thông điệp, ý nghĩa giáo dục, từ ngữ khó hiểu. Điểm những "hạt sạn" khiến phụ huynh bức xúc trong cuốn sách này.

Nhat

SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều do do GS Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên là 1 trong 5 bộ sách được lựa chọn đưa vào trường học. Tại bìa sách cuối được giới thiệu, nội dung, hình thức trình bày các bài học trong sách hấp dẫn khơi gợi trí tò mò khoa học, phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, mới đây nhiều phụ huynh đã có ý kiến phản ánh sách có quá nhiều "hạt sạn", không ít bài tập đọc, chuyện phỏng tác không mang ý nghĩa giáo dục, nội dung thiếu phù hợp, từ ngữ khó hiểu. 

Nhat
Chuyện "Hai con ngựa" bị phụ huynh cho rằng là câu chuyện bịa. Giải thích về việc này, Chủ biên cuốn sách GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Một số chi tiết được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.

Sửa sách giáo khoa tiếng Việt 1: Phụ huynh lại tốn tiền mua mới?

(Kiến Thức) - Liên quan việc chỉnh sửa SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, dư luận đặt câu hỏi, quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, phụ huynh học sinh sẽ phải mua sách mới đã chỉnh sửa hay được hỗ trợ?

Trước phản ánh của dư luận và nhiều phụ huynh về SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.
Mới đây, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định quốc gia đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.

Lời thật người trong tâm lũ về bánh chưng cứu trợ

Người dân thật sự cần quần áo, sách vở, đồ ăn khô còn bánh chưng dễ hỏng, đường vận chuyển trắc trở khi tới tay người dân thì khó dùng được.

Người dân vùng lũ cần gì nhất?

Ngày 23/10/2020, trao đổi với Đất Việt, bà Hồ Thị Thu Nhường - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa - Quảng Trị cho biết, trong những ngày qua có nhiều đoàn từ thiện đến địa phương phát đồ cứu trợ cho người dân vùng lũ.

"Đây là lòng hảo tâm của đồng bào nên mọi tấm lòng đều rất đáng quý. Các đoàn từ thiện mang theo nhiều đồ cứu trợ phát cho người dân, trong những ngày vừa qua có cả bánh chưng. Hội cũng nhận được một số quà từ thiện bánh chưng nhưng vẫn còn đang tập kết tại trụ sở của hội từ ngày hôm trước" - bà Nhường cho hay.

Theo bà Nhường, đặc điểm địa hình huyện Hướng Hóa là đồi núi, khi có lũ xảy ra nhiều tuyến đường bị sạt nở, việc tiếp cận địa bàn hết sức khó khăn. Có những nơi, phải mất nhiều ngày liền mới có thể vào đường.

Những chiếc bánh thiu bị vứt bỏ ở vệ đường (Ảnh TN).

"Khi đi phát lương thực, thực phẩm trong những vùng này thì đồ ăn chín nhưng bánh chưng không hợp bởi có thể khi tới tay người dân thì bánh đã bị hỏng. Lô bánh chưng mà Hội nhận được chưa kiểm tra nên chưa rõ có hỏng hay không, đến mai trước khi đi phát kiểm tra kỹ lại thì mới biết được. Còn nhiều đơn vị phát có nói chuyện lại với tôi bánh chưng từ thiện bị hỏng rất nhiều" - bà Hường chia sẻ.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa thành thật tâm sự: "Người dân vùng lũ rất khó khăn, khi thiên tai xảy ra luôn cần sự vào cuộc hỗ trợ từ đồng bào trên cả nước. Sau khi lũ rút, người dân cần nhất là quần áo, sách vở cho học sinh, các loại thuốc chữa các bệnh thiết yếu như cảm sốt, tiêu chảy, gạo và đồ ăn khô".

Thông qua báo Đất Việt, bà Nhường bày tỏ sự cảm ơn tới những người có lòng tốt cứu trợ người dân vùng lũ.

Tuy nhiên, bà Nhường cũng mong muốn mọi người lưu ý, nghiên cứu xem người dân vùng lũ thiết thực cần gì trong lúc này để món quà cứu trợ càng tăng thêm phần ý nghĩa, tránh trường hợp "không nhận cũng phản cảm mà nhận thì chẳng biết dùng vào việc gì hay không còn dùng được nữa".

Của cho không bằng cách cho!

Một điều khác mà Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa cũng mong muốn người đến địa bàn làm từ thiện là cần nghiên cứu kỹ cách từ thiện, phát quà cho người dân.

"Từ trước đến nay, mỗi khi có lũ lụt xảy ra, các đoàn từ thiện đến địa phương cứu trợ không ít. Nhưng đều xảy ra một tình trạng chung là có người dân nhận được rất nhiều đồ hỗ trợ nhưng cũng có người lại chẳng nhận được phần hỗ trợ nào hoặc đồ cứu trợ được đoàn từ thiện phát đến tay không đúng đối tượng, người không thực sự cần thì lại nhận được" - bà Nhường nói.

Nhóm trao quà ném thùng mì tôm cho người dân.

Bà Nhường cho hay, nguyên nhân này bắt nguồn từ việc cứu trợ tự phát của các đoàn. Khi thấy người dân vùng lũ gặp khó khăn thì tới địa phương làm từ thiện mà không thông qua các tổ chức đoàn, hội hay quản lý cơ sở. Có thể, những cấp này không trực tiếp cùng đoàn cứu trợ đó đi phát cho người dân được nhưng sẽ cập nhật danh sách, thông tin để đoàn cứu trợ phát quà tới tay đối tượng thực sự cần.

Bên cạnh đó, việc phát quà cứu trợ bà con vùng lũ là một hình ảnh đẹp, thể hiện tính nhân văn, truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc nhưng một số trường hợp lại đang gây phản cảm, làm méo đi hình ảnh tốt đẹp đó khi cách cho không hợp lý.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Hướng Hóa ví dụ có những đoàn cứu trợ tự thuê phương tiện di chuyển trên nước lũ, đúng trên thuyền ném quà từ thiện cho người dân. Có phần quà thì được "ném" tới tay người dân, có phần quà thì "ném" giữa dòng nước buộc người dân phải bơi ra nhận.

"Điều này rất nguy hiểm, người dân bơi ra dòng nước lũ nhận quà như thế có thể bị cuốn đi bất cứ lúc nào. Khi ấy, mình cứu họ nhưng thực chất là đang đưa họ vào tình huống nguy hiểm. Vì vậy, tôi hy vọng các đoàn cứu trợ hãy lưu ý nhiều hơn. Biết rằng, việc cứu trợ là điều tốt, trân quý nhưng sẽ càng trân quý hơn nếu cứu trợ đúng cách và thực hiện tận tình nhất" - bà Nhường bày tỏ.