"Luẩn quẩn" nhân sự cấp cao tại Sacombank

Với việc ông Nguyễn Đức Hưởng rút đơn ứng cử khỏi HĐQT Sacombank và quay trở lại LienVietPostBank, Sacombank vẫn chưa thể chốt danh sách nhân sự ứng cử HĐQT cho nhiệm kỳ mới.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã thông báo về việc thay đổi danh sách ứng cử viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2017-2021.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, bà Nguyễn Thị Bích Hồng rút tên
Theo đó, nhà băng này sẽ xem xét việc đề cử bổ sung 2 ứng viên mới vào HĐQT cho nhiệm kỳ 2017-2021 (trong đó có một ứng viên HĐQT độc lập) để thay thế ông Nguyễn Đức Hưởng và bà Nguyễn Thị Bích Hồng.
Trước đó, HĐQT Sacombank đã thống nhất rút tên ông Hưởng và bà Hồng khỏi danh sách ứng cử viên HĐQT và Ban kiểm soát ngân hàng nhiệm kỳ mới sau khi nhận được đơn xin rút lui của 2 vị này.
"Luan quan" nhan su cap cao tai Sacombank
 Ông Nguyễn Đức Hưởng đã rút đơn ứng cử vào HĐQT Sacombank và quay trở lại LienVietPostBank. Ảnh: Quang Thắng.
Trước khi ứng cử vào HĐQT và BKS Sacombank, ông Nguyễn Đức Hưởng là Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, còn bà Nguyễn Thị Bích Hồng là Tổng giám đốc của Công ty chứng khoán Liên Việt.
LienVietPostBank và Công ty Chứng khoán Liên Việt đều thuộc sở hữu phần lớn của Tập đoàn Him Lam do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT.
Thông tin ông Nguyễn Đức Hưởng và bà Nguyễn Thị Bích Hồng tham gia ứng cử vào HĐQT Sacombank xuất hiện từ hồi cuối tháng 4. Khi đó, Sacombank công bố danh sách các ứng cử viên dự kiến bầu vào HĐQT và BKS.
Ngoài ông Hưởng và bà Hồng, danh sách ứng cử viên dự kiến của Sacombank còn có 2 cái tên mới đều là lãnh đạo các chi nhánh thuộc ngân hàng Vietcombank.
Một nguồn tin cho Zing.vn biết trong số hai nhân vật ứng cử vào danh sách HĐQT Sacombank sau khi ông Hưởng và bà Hồng rút tên dự kiến có thể có một cán bộ Vietcombank đã nghỉ hưu.
Đại hội cổ đông Sacombank liên tục hoãn
Dự kiến trước đó Sacombank sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên vào cuối tháng 5 vừa qua để bầu ban lãnh đạo ngân hàng mới theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, đến sát ngày tổ chức, HĐQT Sacombank đã thông báo một lần nữa hoãn đại hội do khâu chuẩn bị nhân sự chưa hoàn tất và đến ngày 22/5, Ngân hàng Nhà nước mới phê duyệt Đề án tái cơ cấu nhà băng này hậu sáp nhập.
Đáng chú ý, sau khi ông Nguyễn Đức Hưởng rút đơn ứng cử khỏi ngân hàng Sacombank, LienVietPostBank đã thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần 2 vào ngày 5/6.
"Luan quan" nhan su cap cao tai Sacombank-Hinh-2
Tình hình kinh doanh của Sacombank từ năm 2012 đến nay. Đồ họa: Quang Thắng. 
Nội dung của cuộc họp bất thường lần này chính là trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2018 với ông Nguyễn Đức Hưởng. Theo đó, ông Hưởng sẽ đảm nhiệm vai trò là Thành viên HĐQT LienVietPostBank nhiệm kỳ 2013-2018.
Trước đó, tại đại hội cổ đông bất thường lần một của LienVietPostBank tổ chức cuối tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Đức Hưởng đã từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch thường trực HĐQT nhà băng này đẻ nhận nhiệm vụ mới từ NHNN.
Đồng thời, ông Hưởng vẫn tiếp tục giữ vai trò là cố vấn cấp cao về chiến lược và đối ngoại của LienVietPostBank. Ngay sau khi ông Hưởng từ nhiệm, LienVietPostBank đã bổ nhiệm 2 Phó chủ tịch mới là ông Phạm Doãn Sơn và ông Nguyễn Đình Thắng.
Đại hội cổ đông bất thường của LienVietPostBank chiều 5/6 khiến nhiều người bất ngờ. Ông Nguyễn Đức Hưởng quay lại làm Chủ tịch HĐQT, thay thế cho ông Dương Công Minh, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng, vừa có đơn từ nhiệm gửi LienVietPostBank ngày 31/5.

Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

(Kiến Thức) - Bên cạnh những thông tin về nợ xấu "khủng" thì không ít lần ngân hàng Sacombank bị thiệt hại tiền tỷ do sai phạm quản lý, gây xôn xao dư luận.

Mới đây, tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ vướng vụ việc trên khiến khách hàng dừ chừng khi đặt niềm tin vào ngân hàng này, mà theo tìm hiểu của Kiến Thứcngân hàng Sacombank từng "dính" một sai phạm khiến dư luận xôn xao.

Vuong no xau khung, Sacombank con thiet hai tien ty vi sai pham
 Ảnh minh họa: Internet.

 Sacombank thiệt hại hơn 800 tỉ đồng do sai phạm quản lý

Theo thông tin đăng tải trên baohaiquan.vn, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tại TP.HCM vào ngày 25/4, ông Nguyễn Tấn Thành – Trưởng Ban Kiểm soát của Sacombank đã công bố chính thức kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động của Sacombank. Trong đó, Thanh tra NHNN kết luận Sacombank hoạt động an toàn, lành mạnh, là thương hiệu lớn,có uy tín trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 một số cán bộ của Sacombank đã có những quyết định kinh doanh trái quy định.

Mổ xẻ nợ xấu siêu khủng của ngân hàng Sacombank

(Kiến Thức) - Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính cho thấy, ngân hàng Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong số các ngân hàng lớn hiện nay.

Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua.
Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín –Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất, lên đến 5,35%. Tỷ lệ tăng đột biến là do ảnh hưởng của việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) hồi tháng 10/2015 mang theo một gánh nặng về nợ xấu của ngân hàng này.