Ngân hàng Quốc tế: Nợ xấu tăng lên 2,4%, trích lập dự phòng gần 950 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Quý 1/2024, Ngân hàng Quốc tế (VIB) báo lãi trước thuế hơn 2.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,2% lên khoảng 2,4%. 

Ngan hang Quoc te: No xau tang len 2,4%, trich lap du phong gan 950 ty dong
 Lợi nhuận sụt giảm nhẹ, Ngân hàng VIB lâm vào cảnh âm dòng tiền
Trong quý 1/2024, lãi suất tiết kiệm đã liên tục lập mức đáy mới, dẫn đến sự chậm lại trong dòng tiền từ cư dân và doanh nghiệp vào ngân hàng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê tính đến ngày 25/3/2024, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) không nằm ngoài xu hướng này. Vào ngày 31/3/2024, số tiền gửi từ khách hàng tại VIB đạt 234.211 tỷ đồng, giảm 2.366 tỷ đồng, tương đương 1% so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng giảm mặc dù VIB vẫn duy trì chính sách lãi suất hấp dẫn.
Về lãi suất, vào cuối quý 1/2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng VND dao động từ 0,1% đến 10,1% (giảm nhẹ so với khoảng từ 0,5% đến 10,5% vào cuối năm 2023); lãi suất tiền gửi tiết kiệm có hạn VND từ 0,3% đến 11,1% mỗi năm (giảm nhẹ so với mức từ 0,5% đến 11,1% mỗi năm).
Trước khi duy trì chính sách lãi suất cao dù thị trường giảm sâu, VIB đã phải đối mặt với các tranh cãi từ phía khách hàng. Sự suy giảm trong việc huy động vốn cũng có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của VIB.
Cụ thể, kết thúc 3 tháng đầu năm, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) ghi nhận kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt 2.502 tỷ đồng, giảm 197 tỷ đồng, tương đương 7,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 8% so với cùng kỳ, đạt 5.320 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi chiếm gần 25% doanh thu.
Biên lãi ròng (NIM) của VIB được duy trì ở mức cao 4,5% giữa xu hướng giảm chung của cả lãi suất huy động và lãi suất vay, cho thấy khả năng tối ưu hóa nguồn thu từ hoạt động tín dụng của VIB.
Hệ số chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) ở mức 30%, giúp VIB lọt top những ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí tốt nhất. Qua đó, lợi nhuận trước dự phòng đạt hơn 3.440 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của VIB tăng từ 2,2% lên khoảng 2,4%. Do đó, ngân hàng đã chủ động gia tăng bộ đệm dự phòng, trích lập dự phòng rủi ro gần 950 tỷ đồng trong kỳ, tăng hơn 40% so với quý 1/2023.
Kết thúc quý 1/2024, VIB duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 24%. Tổng tài sản VIB đạt 413.887 tỷ đồng, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Ngan hang Quoc te: No xau tang len 2,4%, trich lap du phong gan 950 ty dong-Hinh-2
Diễn biến doanh thu (tỷ đồng) và hiệu suất chi phí (%) của VIB giai đoạn 2023 - Q1/2024
Đáng chú ý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) của VIB giảm từ 8.217 tỷ đồng về còn 3.748 tỷ đồng, tương ứng giảm 4.469 tỷ đồng sau 3 tháng. Tuy nhiên, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng từ 68.197 tỷ đồng (ngày 1/1/2024) lên 92.771 tỷ đồng (ngày 31/3/2024).
Bên cạnh đó, kết thúc quý 1/2024, chứng khoán đầu tư tại VIB đạt 44.298 tỷ đồng, giảm hơn 16.690 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nay.
Tính đến hết tháng 3/2024, nguồn vốn huy động của VIB đạt hơn 360.000 tỷ đồng gồm tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế như IFC, ADB.
Trong đó, VIB đã thành công giải ngân khoản vay 100 triệu USD từ IFC và khoản vay hợp vốn lớn nhất ngành ngân hàng năm 2023, trị giá 280 triệu USD, từ đối tác UOB và 12 định chế tài chính hàng đầu thế giới. Tổng huy động quốc tế của VIB hiện đạt hơn 1,1 tỷ USD, với hạn mức tín dụng từ các tổ chức này lên đến hơn 2,5 tỷ USD.
Về chi phí huy động, VIB ghi nhận giảm hơn 2% so với cùng kỳ.
Tại ngày 31/3/2024, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của nhà băng này là âm 2.404 tỷ đồng, trong khi cuối kỳ trước còn ghi nhận dương 4.301 tỷ đồng.
Bảng lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy một trong những nguyên nhân chính khiến VIB âm dòng tiền chính là nhà băng này ghi nhận 2.366 tỷ đồng giảm tiền gửi của khách hàng.
Năm 2023, VIB mang về tổng doanh thu đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022. Trong đó, thu nhập từ lãi đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu. Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát tốt, duy trì ở mức 6.600 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 7% so với cùng kỳ.
Mức chênh lệch 16% giữa tăng doanh thu và tăng chi phí đã giúp VIB gia tăng hiệu quả chi phí, giảm hệ số CIR (chi phí/doanh thu) xuống chỉ còn 30%, mức tốt nhất từ trước tới nay và thuộc top đầu ngành. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2022.
Kết thúc năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.700 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 25%.
Ngan hang Quoc te: No xau tang len 2,4%, trich lap du phong gan 950 ty dong-Hinh-3
 
Thời điểm này, tổng tài sản của VIB đạt gần 410.000 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt hơn 267.000 tỷ đồng, tăng 14,2%, sử dụng hết hạn mức tín dụng được NHNN cấp đầu năm và vượt qua mức tăng trưởng trung bình của toàn hệ thống.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng huy động vốn của VIB đạt 283.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng chiếm gần 237.000 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Sự gia tăng chủ yếu đến từ huy động tiền gửi cá nhân, với số dư CASA của khách hàng cá nhân cũng tăng đáng kể, lên đến 33% so với đầu năm.
(còn tiếp)

VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1, tỷ lệ nợ xấu 2,54%

(Vietnamdaily) - Kết thúc quý 1/2024, VietABank ghi nhận lợi nhuận khoảng 258 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch kinh doanh 2024. Tính đến ngày 31/03/2024, ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu 2.54%, vẫn trong tầm kiểm soát.

VietABank bao lai 258 ty dong trong quy 1, ty le no xau 2,54%
VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1/2024, duy trì nợ xấu dưới 3% 

Ông Phương Thành Long - Chủ tịch VietABank chia sẻ: “Nợ xấu của VietABank tỷ lệ thấp, con số tuyệt đối nhỏ so với quy mô của Ngân hàng và toàn ngành. Các khách hàng đều có tài sản sản đảm bảo, thế chấp là các bất động sản, VietABank luôn đảm bảo, kiểm soát đươc việc xử lý nợ xấu, hoàn toàn thực hiện được kể cả phát sinh có tranh chấp cần xử lý. Vấn đề nợ xấu phải xem xét với từng khoản vay từng khách hàng một".

Điểm tên loạt lãnh đạo bán cổ phiếu tuần qua

Thống kê giao dịch tuần từ ngày 10-14/6 cho thấy giao dịch của lãnh đạo doanh nghiệp bên bán đang chiếm phần lớn ở cả chiều thực hiện lẫn chiều đăng ký giao dịch.

Tập đoàn Hưng Thịnh giảm tỷ lệ sở hữu HTN xuống dưới 20%

CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh thông báo đã bán thành công gần 4.7 triệu cp HTN của CTCP Hưng Thịnh Incons theo phương thức giao dịch khớp lệnh trong thời gian từ ngày 27/5-12/6/2024; qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu từ hơn 22.3 triệu cp, tỷ lệ 25.04% xuống còn hơn 17.6 triệu cp, tỷ lệ 19.79%.

DCM dự tính trả cổ tức 10% cho năm 2024, giảm một nửa so với 2023

(Vietnamdaily) - Đạm Cà Mau (DCM) công bố mức cổ tức 10% cho năm 2024, trong bối cảnh công ty tập trung vào quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và đặt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm tới.

DCM du tinh tra co tuc 10% cho nam 2024, giam mot nua so voi 2023
 DCM dự kiến phải chi 1.058,8 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) ra thông báo thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vào ngày 11/7 tới đây, theo đúng như cam kết. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6.

Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty khẳng định việc chi trả cổ tức sớm thể hiện cam kết quản trị tốt theo thông lệ quốc tế của công ty. Trong năm 2023, DCM đã hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, tinh gọn văn bản quy phạm nội bộ và áp dụng khung quản trị công ty ASEAN (ACGS).

DCM cũng tích cực triển khai các hoạt động đào tạo về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

Nỗ lực này đã được ghi nhận bởi Viện thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) khi vinh danh HĐQT PVCFC là "Hội đồng quản trị cam kết thực hành tốt quản trị Công ty" vào tháng 11/2023.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%. Giải thích về mức cổ tức này, Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh cho biết tỷ suất lợi nhuận của ngành phân bón thường dao động từ 8-12%. Tuy tỷ lệ cổ tức 10% năm 2024 tuy thấp hơn năm 2023, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông.

Quyết định này được đưa ra dựa trên tỷ suất lợi nhuận của ngành phân bón và nhu cầu vốn đầu tư lớn của công ty trong thời gian tới.

Trước đó, Đạm Cà Mau đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu và lợi nhuận được đánh giá là thận trọng. Tổng doanh thu hợp nhất với công ty kỳ vọng đạt hơn 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 841,4 tỷ và lợi nhuận sau thuế gần 795 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, tổng doanh thu lên dự kiến hơn 11.082 tỷ và lợi nhuận sau thuế 794 tỷ đồng.

Về sản lượng, DCM dự kiến sản xuất hơn 882 nghìn tấn Urê, 180 nghìn tấn NPK. Sản lượng kinh doanh 749 nghìn tấn Urê, 110 nghìn tấn đạm chức năng, 180 nghìn tấn NPK và 248 nghìn tấn phân bón tự doanh.

Các chỉ tiêu trong năm 2024 của DCM đều giảm so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, kế hoạch doanh thu giảm 12%, lãi sau thuế giảm 42%.

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu khiêm tốn và mức nền thấp từ năm ngoái, kết quả Q1/2024 của DCM tương đối khả quan khi doanh thu đạt hơn 2.7 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ; lãi ròng 346 tỷ đồng, tăng hơn 51%. Theo đó, công ty đã hoàn tất được 24% kế hoạch doanh thu và 44% mục tiêu lãi sau thuế năm.