Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng vọt, cổ phiếu VietinBank lại đi lên

(Vietnamdaily) - Tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2020 của VietinBank tăng đến 66% so với đầu năm, lên tới 17.949 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG), công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với thu nhập lãi thuần tăng 9% lên 9.078 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng cũng tăng khá 19% lên 477 tỷ đồng. Đặc biệt mua bán chứng khoán đầu tư tăng vọt tới 354% lên 106 tỷ đồng; hay hoạt động khác tăng 165% lên 682 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và dịch vụ giảm lần lượt 95% và 3% về còn 9 tỷ và 477 tỷ đồng. Kỳ này, VietinBank ghi nhận tới 4.858 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng tới 39% so cùng kỳ.
Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 3 suy giảm 7% về còn 2.337 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, với chi phí dự phòng tăng 5% chiếm 11.458 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ nhiều nguồn thu đều tăng trưởng nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 22% lên 8.323 tỷ đồng.
Loi nhuan giam, no xau tang vot, co phieu VietinBank lai di len
 

Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của VietinBank chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu kỳ, đạt hơn 1.26 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 30% về mức 17,214 tỷ đồng. Cho vay khách hàng ở mức 958,011 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.

Tiền gửi khách hàng cũng chỉ tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận 939,175 tỷ đồng. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm đến 80% về 14,715 tỷ đồng, tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 15% lên 125,879 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2020 của VietinBank tăng đến 66% so với đầu năm, lên tới 17.949 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn gấp 5.7 lần, ghi nhận gần 11,919 tỷ đồng; nợ nghi ngờ cũng tăng 21%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1.16% lên 1.87%.
Mặc dù lợi nhuận quý 3 đi lùi nhưng cổ phiếu CTG lại ghi nhận một quý tăng trưởng tới gần 36% lên 29.000 đồng/cp chốt phiên 30/10. Khối lượng giao dịch bình quân hơn 6 triệu đơn vị mỗi phiên.

Vì sao IFC rút vốn khỏi Vietinbank?

(Vietnamdaily) - Nhóm nhà đầu tư ngoại IFC đã bán ra gần 56 triệu cổ phiếu CTG của Vietinbank và chính thức không còn là cổ đông lớn tại đây.

Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Quỹ đầu tư cấp vốn (IFC Capitalization Fund) đã bán tổng cộng hơn 55,7 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu của hai tổ chức này tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) từ gần 6,5% xuống mức 4,99%.

Trong đó, IFC giảm nắm giữ từ 2,145% xuống 1,636%, tương đương 60,9 triệu cổ phiếu; còn IFC Capitalization Equity Fund từ 4,341% còn 3,354%, tương đương gần 124,86 triệu cổ phiếu.

Dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 946 nghìn tỷ đến cuối tháng 6

(Vietnamdaily) - Tính đến hết tháng 6/2020, dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 946,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai các nhiệm vụ quan trọng 6 tháng cuối năm, ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) cho biết, tính đến hết tháng 6/2020, dư nợ tín dụng đạt 946,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động thị trường 1 tại 30/6/2020 tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng so với 2019; cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch tích cực trong các tháng quý II.

Du no tin dung cua VietinBank dat 946 nghin ty den cuoi thang 6-Hinh-2
 
VietinBank đã chủ động điều tiết cân đối vốn trong 6 tháng đầu năm và sẽ tiếp tục kiên định điều hành theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, thay thế nguồn chi phí cao. Đồng thời, tận dụng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát chi phí vốn tổng thể, tạo nguồn lực và cơ sở để giảm lãi suất cho vay trong các tháng cuối năm.

Ngoài ra, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của VietinBank cũng có sự tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với hoạt động quản trị rủi ro, VietinBank đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát chất lượng danh mục, thu hồi, xử lý nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong hạn mức được giao. 

Đối với khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, VietinBank đã hỗ trợ hạ lãi suất lên tới 2%, trung bình ở mức 0,6%/năm cho gần 9 nghìn khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất lên tới hơn 242 nghìn tỷ đồng; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8,4 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, lãi của gần 1,7 nghìn khách hàng. 

Đồng thời, VietinBank cũng hỗ trợ tối đa cho khách hàng để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh với tổng doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch lên tới trên 184 nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cho biết, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, tác động lớn tới nền kinh tế trong suốt thời gian qua nhưng 6 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh của VietinBank vẫn có những kết quả tích cực.

Đặc biệt, ngay sau khi thực hiện quá trình giãn cách xã hội, nền kinh tế - xã hội đã dần đi vào ổn định, bình thường hoá thì các hoạt động của VietinBank đã có những sự cải thiện rõ nét.

Trong quý III và quý IV/2020, VietinBank triển khai các nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, triển khai chiến lược Chuyển đổi mô hình tăng trưởng của VietinBank.

Theo đó, chiến lược gồm 3 phần: Chuyển đổi mô hình dựa vào tăng trưởng quy mô là chính để tạo ra lợi nhuận chuyển sang duy trì tốc độ tăng trưởng quy mô hợp lý đồng thời tập trung cải thiện chất lượng hiệu quả hoạt động. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường khả năng liên kết chặt chẽ giữa các phân khúc khách hàng. Chuyển đổi theo hướng phục vụ khách hàng bằng những SPDV cụ thể sang những giải pháp tài chính toàn diện.

Nhà băng cũng tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, bứt phá mạnh mẽ ngay trong những tháng đầu quý III ngay khi nền kinh tế phục hồi trở lại; tiếp tục phát triển khách hàng, khai thác triệt để hiệu quả tệp khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở 4 vùng kinh tế trọng điểm để tạo ra giá trị cao hơn.

Tăng cường quản lý rủi ro, quản lý, thu hồi và xử lý nợ. Thúc đẩy các giải pháp đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng nhằm cải thiện chất lượng phê duyệt tín dụng.

Xử lý hai khoản dư nợ lớn gần 300 tỷ đồng với loạt tài sản bảo đảm

 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) vừa thông báo xử lý khoản nợ của CTCP Thép Việt Thái tính đến hết ngày 31/5/2020 là 105 tỷ đồng.

Giá heo hơi hôm nay 31/10: Tiếp tục tăng mạnh, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

(Vietnamdaily) - Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay 31/10  tiếp tục tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg và mức thu mua đang dao động trong khoảng 68.000 - 79.000 đồng/kg.

 

 

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc biến động trái chiều

Cụ thể, giá heo hơi hôm nay báo tăng mạnh 3.000 đồng/kg lên mức 70.000 đồng/kg tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Tương tự, tại tỉnh Yên Bái giá heo hơi tăng ít hơn 2.000 đồng/kg lên 69.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Ninh Bình, Tuyên Quang giá heo đồng loạt tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 68.000 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá heo hơi hôm nay lại báo giảm 2.000 đồng/kg xuống 70.000 đồng/kg  tại tỉnh Hưng Yên.

Riêng các địa phương còn lại giá heo hơi không thay đổi. Tại tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam giá heo hơi hôm nay được thu mua từ mức 70.000 - 73.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Lào Cai, Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên giá heo hơi hôm nay ở mức thấp 68.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 68.000 - 73.000 đồng/kg.

Gia heo hoi hom nay 31/10: Tiep tuc tang manh, chua co dau hieu ha nhiet
 Giá heo hơi tiếp tục tăng mạnh, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung nhích nhẹ
Theo đó, cùng tăng với mức 2.000 đồng/kg, giá thu mua tại Ninh Thuận, Lâm Đồng và Quảng Nam là 74.000 đồng/kg. Tương tự, giá heo hơi cũng tăng 2.000 đồng lên mức 69.000 đồng/kg tại Nghệ An.
Đa phần các địa phương còn lại, giá heo hơi trong khu vực giao dịch quanh mốc 70.000 đồng/kg như Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định duy trì ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa có giá heo hơi cao hơn ở mức 73.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung đang dao động trong khoảng từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam tiếp tục tăng mạnh

Cụ thể, giá heo hơi tại Bình Dương, đạt 75.000 đồng/kg, sau khi tăng 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg lên mức 75.000 - 76.000 đồng/kg heo hơi tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh.

Riêng các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tiền Giang giá heo hôm nay được thu mua với mức cao từ 75.000 - 79.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bến Tre, Vũng Tàu giá heo hơi đang ở mức 72.000 - 74.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 72.000 - 79.000 đồng/kg.

Như vậy, sau những ngày lũ lụt và bão dồn dập tại miền Trung, tuy thiệt hại về số heo nuôi không lớn (0,2%) tại các tỉnh bị lũ lớn, song thiên tai đã tác động lớn đến thị trường tiêu thụ thực phẩm. Giá heo hơi trong tuần qua đã tăng lên đến 6.000 đồng/kg tại một số địa phương.
Cụ thể, tại miền Bắc, một tuần trước giá heo hơi ở một số tỉnh đã giảm xuống 66.000 - 68.000 đồng/kg, hiện tại lại tăng lên bình quân từ 72.000 - 73.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi cũng tăng lên 73.000 - 79.000 đồng/kg và khả năng giá nhích lên sẽ còn diễn ra.
Đại diện một số doanh nghiệp chăn nuôi heo có quy mô lớn nhận định, thị trường thịt heo từ nay đến cuối năm 2020 phụ thuộc vào tình hình thời tiết và kiểm soát dịch bệnh cùng lượng thịt nhập khẩu nhiều hay ít.