Lời khai ám ảnh của người phụ nữ đầu độc khiến 3 người thân tử vong

Bích đã lấy chất độc xyanua bỏ vào thuốc con nhộng rồi đưa cho cháu N.H.B.T (18 tuổi) uống. Hậu quả, cháu N.H.B.T bị ngộ độc được cấp cứu tại một bệnh viện ở TP Thủ Đức, TP HCM.

Ngày 7.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý nghi phạm Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) về hành vi mua chất độc xyanua để đầu độc cháu ruột là N.H.B.T (18 tuổi). Lời khai ban đầu, Bích thừa nhận còn đầu độc chồng và 2 người cháu ruột khác cũng vì mâu thuẫn.

Nguyễn Thị Hồng Bích sinh sống cùng với vợ chồng anh ruột tại căn nhà thuộc tổ 4, ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch.

Loi khai am anh cua nguoi phu nu dau doc khien 3 nguoi than tu vong

Đối tượng Nguyễn Thị Hồng Bích tại cơ quan công an. Ảnh: HAC

Ngày 22.6, Bích đã lấy chất độc xyanua bỏ vào thuốc con nhộng rồi đưa cho cháu N.H.B.T (18 tuổi) uống. Hậu quả, cháu N.H.B.T bị ngộ độc được cấp cứu tại một bệnh viện ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Đến ngày 25.6, kết quả xét nghiệm từ Viện Y tế công cộng TPHCM cho thấy, N.H.B.T bị ngộ độc xyanua. Sau khi nhận thông tin trên, người cậu của N.H.B.T đã làm đơn trình báo công an.

Bích còn khai nhận, từ tháng 10.2023 đến tháng 6.2024, đã dùng chất độc xyanua đầu độc 3 người thân khác trong gia đình dẫn đến tử vong, trong đó có chồng của Bích là N.T.T.T (38 tuổi) và 2 người cháu ruột là N.K.D (7 tuổi) và N.H.N (12 tuổi).

Nguyên nhân theo lời khai ban đầu của Bích là do xuất phát từ mâu thuẫn với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, công an nhận định, đây mới chỉ là lời khai ban đầu, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra, làm rõ động cơ, mục đích của đối tượng.

Khám xét nơi ở của Bích, công an đã thu giữ một số vật chứng liên quan. Trong đó có 1 chai nhựa màu trắng bên trong có chứa tinh thể (trọng lượng khoảng 0,7kg), Bích cất giấu trong khuôn viên ở một nghĩa trang thuộc ấp Sơn Hà xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch. Kết quả giám định xác định đó là độc chất kali xyanua.

Kẻ giả danh công an yêu cầu nạn nhân giao tiền ở cổng trụ sở công an huyện

(Vietnamdaily) - Đối tượng Hà Văn Quỳnh giả danh công an để lừa đảo, thậm chí yêu cầu bị hại mang tiền đến cổng trụ sở công an huyện giao.

Đối tượng Hà Văn Quỳnh giả danh công an để lừa đảo, thậm chí yêu cầu bị hại mang tiền đến cổng trụ sở công an huyện giao.

Chủ tịch xã trình báo bị lừa hơn 4,6 tỉ đồng qua mạng

(Vietnamdaily) - Thông qua mạng xã hội, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã nhận lời làm đại lý để phân phối hàng điện tử rồi trình báo bị lừa 4,6 tỉ đồng.

Chủ tịch xã ở Kom Tum trình báo bị lừa hơn 4,6 tỉ đồng qua mạng.

Dữ liệu vĩ mô nửa đầu năm: GDP vượt xa mức kế hoạch 6,2% của Chính phủ

(Vietnamdaily) - GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, và khả năng tăng trưởng GDP cả năm có thể vượt kế hoạch đề ra.

Tăng trưởng GDP lũy kế 2024

Theo SSI, tăng trưởng GDP quý 2/2024 đạt 6,93% so với cùng kỳ, vượt xa mức kế hoạch 6,2% của Chính phủ. Động lực chính từ khối FDI và một phần từ đầu tư công, trong khi khối DN tư nhân trong nước vẫn cần nhiều thời gian hơn trong quá trình hồi phục.

Nhờ vậy, GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, và khả năng tăng trưởng GDP có thể vượt kế hoạch 2024.

Xét về phía cầu, tiêu dùng cuối cùng chỉ tăng 5,78% trong khi tích lũy tài sản tăng 6,72%. Xuất siêu vẫn ở mức gần 12 tỷ USD - thể hiện Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ tỷ giá thương mại hàng hóa).

Tính chung 6 tháng, động lực tăng trưởng chính duy trì ở ngành chế biến chế tạo (+7,54%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm). Khu vực dịch vụ ghi nhận mức tăng khiêm tốn (+6,64% so với 6,75% trong năm 2023) trong đó các nhóm ngành cấp 2 như bán lẻ, tài chính/ngân hàng hay bất động sản chưa thấy sự bứt phá.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) lũy kế 2024

Xu hướng hồi phục trong nửa đầu năm đến từ nhóm sản xuất chế chiến chế tạo đã tương đối rõ hơn (số liệu GDP quý 1 hay số liệu SXCN trong tháng 5 được điều chỉnh tăng).

Giá trị tăng thêm ngành chế biến chế tạo trong Quý 2 tăng mạnh (10,04% so với cùng kỳ, so với mức 7,21% trong Quý 1), tương đồng với mức tăng đến từ chỉ số IIP ngành chế biến chế tạo (tăng 10,8% so với cùng kỳ) .

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao trong Quý 2 như thép thanh, thép góc (+39,8% so với cùng kỳ); linh kiện điện thoại (+22,1%), thủy hải sản chế biến (+9,4%). Chỉ số sử dụng lao động ngành chế biến chế tạo cũng tăng trưởng tốt (+4,0% so với cùng kỳ), đặc biệt từ nhóm ngành điện tử (+18,3% so với cùng kỳ).
Du lieu vi mo nua dau nam: GDP vuot xa muc ke hoach 6,2% cua Chinh phu
 

Tăng trưởng xuất khẩu lũy kế 2024

Hoạt động thương mại tiếp tục phục hồi tốt với mức tăng trưởng 2 con số trong Quý 2. Nhập khẩu (+19,6% so với cùng kỳ) tăng mạnh hơn xuất khẩu (+12,5% so với cùng kỳ) là tín hiệu tích cực khi thời điểm này là mùa cao điểm của nhập khẩu để chuẩn bị cho xuất khẩu vào cuối năm.

Trong 6 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ ghi nhận mức nhập siêu lớn 4,9 tỷ USD, đặc biệt trong Quý 2 (nhập siêu 2,8 tỷ USD) đã phần nào tạo áp lực lên tỷ giá.

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ lũy kế 2024 (loại trừ lạm phát)

Tiêu dùng chưa bứt phá khi doanh thu bán lẻ Quý 2 chỉ tăng 7,6% so với cùng kỳ (Quý 1: 8,1%). Nếu loại trừ lạm phát, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ (so với mức 8,8% trong năm 2023).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 5 tiếp tục bị điều chỉnh giảm (giảm 0,6%), cho thấy tiêu dùng trong dịp Lễ 30/4 không quá đột biến.

Đáng chú ý, số liệu lao động có một số điểm hạn chế và có thể đã ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình, bao gồm tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động hay tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong Quý 2 đều nhích tăng.

Khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm đạt 8,8 triệu lượt người, tăng 58% so với cùng kỳ và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giai đoạn tháng 4 – tháng 8 không phải là mùa du lịch cao điểm đối với khách quốc tế tới Việt Nam nên số lượng khách quốc tế trong tháng 6 tiếp tục giảm nhẹ so với tháng 5.

CPI lũy kế 2024

Lạm phát tháng 6 tăng nhẹ (+0,17% so với tháng trước và 4,34% so với cùng kỳ) – giảm nhẹ từ mức tăng 4,44% so với cùng kỳ trong tháng 5.

Lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm vẫn trong vùng kiểm soát (4,03%), trong đó giá nhóm lương thực (tăng 15,76% so với cùng kỳ), giáo dục (+8,58%), y tế (+7,07%) và giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+5,51%) đóng góp nhiều nhất làm tăng CPI 6 tháng đầu năm 2024.

Áp lực lên lạm phát trong 6 tháng vẫn còn khá lớn và chúng tôi nâng dự báo lạm phát bình quân trong năm 2024 lên mức 4,2% trước áp lực tăng lương, tỷ giá và việc điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Giải ngân vốn FDI lũy kế 2024

Giải ngân FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 10,8 tỷ USD – tăng 7,8% so với cùng kỳ và phần lớn giải ngân vào lĩnh vực chế biến chế tạo (79% tổng vốn giải ngân).

Tổng vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh 6 tháng đầu năm đạt 13,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ trong đó cả vốn đăng ký cấp mới (+47% so với cùng kỳ) và điều chỉnh (+35%) đều bứt phá.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm đạt 30% kế hoạch. Mức giải ngân theo số tuyệt đối giảm khoảng 8% so với cùng kỳ do mức nền cao trong năm 2023.

Bên cạnh các nguyên nhân như công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguyên vật liệu xây dựng hay công tác phân bổ chi tiết kế hoạch vốn chậm, việc giải ngân trong năm 2024 gặp nhiều khó khăn hơn do tập trung thi công các dự án đã được tạm ứng trong năm 2023 hay nhiều dự án đã sang giai đoạn có giá trị giải ngân thấp.

Tăng trưởng tín dụng

Theo TCTK, tính đến ngày 24/6, tín dụng tăng 4,45% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ tăng 3,83%) và huy động tăng 1,5% (cùng kỳ tăng 3,68%).

Mặc dù chênh lệch tín dụng – huy động vẫn âm và NHNN đã thực hiện các nghiệp vụ hút ròng nhằm ổn định tỷ giá, thanh khoản hệ thống không gặp nhiều vấn đề và NHTM vẫn tích cực tham gia trên thị trường 2 (KLGDTB tăng 42% so với cùng kỳ).

Lãi suất huy động trên thị trường 1 bật tăng 50-100 điểm cơ bản ở hầu hết các các NHTM. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất kỳ hạn 12 tháng cho KHTC vẫn đang ở mức khá thấp, ghi nhận ở 4,5% cho 4 NHTCPNN, 5,0% cho các NHTMCP lớn và 5,5% cho các NHTMCP khác.

Biến động tỷ giá USD/VND (tỷ giá bán của NHTM) từ đầu năm 2024

Tỷ giá liên ngân hàng, niêm yết của VCB và tự do đều đang dao động trong vùng đỉnh lịch sử và tăng khoảng 5,0% so với cuối năm 2023. Mặc dù số liệu về FDI giải ngân và thặng dư cán cân thương mại đều mức cao, cán cân thanh toán trong Quý 1 âm cho thấy dòng tiền rút ròng ra khỏi Việt Nam.

NHNN đã kết hợp kênh phát hành tín phiếu và bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ nhằm giảm áp lực đầu cơ tỷ giá.