Lợi ích vàng của rau mồng tơi nhiều người chưa biết

Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Lợi ích vàng ít ai biết của rau mồng tơi

Không chỉ là món ăn phổ biến trong các gia đình, mồng tơi còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Cả Đông y và Tây y đều khẳng định rau mùng tơi có tác dụng nhuận tràng. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng.

Loi ich vang cua rau mong toi nhieu nguoi chua biet

Giảm cân là một trong những lợi ích của rau mồng tơi

Theo Live Strong, rau mồng tơi chứa rất ít chất béo và calo (100 g lá mồng tơi cung cấp chỉ 19 calo) nên là loại thực phẩm phù hợp với những ai muốn giảm cân. bởi vậy, bạn nên bổ sung rau xanh, đặc biệt là mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm cân.

Rau mồng tơi giàu vitamin A

Hàm lượng tiêu thụ vitamin A khuyến cáo hàng ngày là 2.310 IU cho phụ nữ và 3.000 IU cho nam giới. Vói 510 IU của vitamin A, rau mồng tơi là một trong những cách tốt để đạt mức tiêu thụ mỗi ngày.

Ngoài ra, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Hoạt động của hệ thống sinh sản, xương và thị lực cũng dựa vào một lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.

Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương

Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.

Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.

Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.

Cười vỡ bụng những món quà ngày 8/3 khiến hội chị em "ngã ngửa"

(Kiến Thức) - Những món quà dịp Quốc tế phụ nữ này có thể khiến nhiều chị em phải "ngã ngửa" khi được nhận.

Cuoi vo bung nhung mon qua ngay 8/3 khien hoi chi em
 Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 là dịp nhiều chị em mong đợi vì họ được tôn vinh và nhận những món quà từ những người đàn ông của cuộc đời mình.

Món ngon tốt cho người bị sỏi thận

Để bệnh khỏi nhanh thì những người bị bệnh thận phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cân bằng năng lượng trong cơ thể. Trong đó phải chú ý nên ăn gì và kiêng ăn gì thì mới nhanh hết bệnh.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Các đối tượng này tuyệt đối không nên ăn rau mùng tơi

Rau mồng tơi là món ăn phổ biến, có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Ảnh minh họa

Mùng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Không chỉ là lý tưởng trong bữa ăn, rau mùng tơi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mùng tơi.

Người bị sỏi thận

Đối với người bị sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi vì mùng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.

Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Người bị tiêu chảy

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng.

Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi

Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Ông Minh cho hay, nếu lạm dụng loại rau này sẽ gây những tác hại cụ thể như sau:

Hấp thu kém: Ăn quá nhiều rau mồng tơi khiến cơ thể hấp thụ kém vì chứa một hàm lượng axit oxalic cao. Đây là một loại chất hóa học có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế. Đặc biệt là ăn rau mồng tơi nấu khế sẽ rất tốt cho cơ thể.

Ảnh minh họa

Bệnh gout: Vì chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút.

Gây vàng, ố răng: Chất nhầy ở rau mồng tơi khi ăn quá nhiều sẽ hình thành mảng bám, cáu lại ở răng vì không hòa tan được trong nước. Từ đó, răng bạn sẽ bị đen, vàng.

Gây khó chịu trong dạ dày: Mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. 1 chén rau mồng tơi nấu chín có 6g chất xơ. Lượng chất xơ quá lớn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, chuột rút.