Lợi ích sức khỏe bất ngờ của đậu bắp

Đậu bắp có hàm lượng dinh dưỡng cao, được nhiều người lựa chọn vào thực đơn hàng ngày.

Đậu bắp cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị, bao gồm protein và chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một cốc đậu bắp nấu chín cung cấp những giá trị sau: Lượng calo: 56; Chất béo: 0,32g; Chất xơ: 5,4g; Chất đạm: 3,31g; Canxi: 141mg; Magie: 97,6mg; Vitamin C: 33,6mg; Kali: 514mg; Sắt: 1,06mg; Vitamin K: 53,8mcg.
Loi ich suc khoe bat ngo cua dau bap
 Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu bắp - Ảnh minh hoạ
Theo chuyên trang sức khỏe Health Digest, Tiến sĩ Chris Mohr, bác sĩ chuyên về dinh dưỡng thể thao tại Mỹ, đã tiết lộ những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu bắp:
Bảo vệ tim, hạ huyết áp và mỡ máu: Đậu bắp ít calo nhưng chứa lượng chất xơ đáng kể. Nhờ đó, đậu bắp rất có lợi cho mức cholesterol và huyết áp.
Chất nhầy trong đậu bắp có thể liên kết với cholesterol và giúp cholesterol đào thải khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo có chứa bột đậu bắp có mức cholesterol trong máu thấp hơn.
Ngoài ra, đậu bắp cũng là vị thuốc hay cho huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2023 đăng trên tạp chí y khoa Cureus đã chứng minh tiêu thụ nhiều chất xơ, huyết áp sẽ giảm xuống. Đậu bắp còn chứa polyphenol - chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Ngăn chặn đường huyết tăng vọt: Chất xơ trong đậu bắp cũng có thể ngăn đường huyết tăng đột biến. Nghiên cứu cho thấy đậu bắp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu ủng hộ tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp. Có thể nhờ chúng hạn chế lượng đường hấp thụ trong quá trình tiêu hóa.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe, đậu bắp cũng có thể gây một số tác dụng phụ cho một số nhóm người, ví dụ:
Người có vấn đề về tiêu hóa ăn quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột. Fructan trong đậu bắp có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Người bệnh đái tháo đường ăn quá nhiều đậu bắp có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị đái tháo đường, chẳng hạn như metformin.
Vitamin K trong đậu bắp có tác dụng giúp đông máu tự nhiên do đó những người dùng thuốc làm loãng máu nên trao đổi với bác sĩ về việc tiêu thụ đậu bắp vì có hàm lượng vitamin K cao. Đậu bắp có chứa hợp chất gọi là acid oxalic có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận ở những người đã từng bị sỏi thận…

Loại quả ăn hơi nhớt nhưng cực tốt với người bị tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường type 2 ăn đậu bắp thường xuyên cải thiện lượng lipid máu, kiểm soát đường huyết.

Vì sao đậu bắp là loại quả tốt cho người tiểu đường, ổn định đường huyết ?

Đậu bắp là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Từ đó sẽ giúp việc điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Loại quả được ví như “nhân sâm xanh” giúp đẹp da, bảo vệ mắt

Đậu bắp được ví như "nhân sâm xanh" vì chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất và hàm lượng canxi cao. Đặc biệt, loại quả này không chứa chất béo.

Đậu bắp chứa ít calo nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng. Trong 50g đậu bắp chứa 4mg natri, 2g chất xơ, 1g đường, 1g protein, 13% lượng vitamin C cần thiết trong ngày, 3% canxi và 7% vitamin A. Đặc biệt, loại quả này không chứa chất béo.

Cứu sống người đàn ông bị lưỡi bừa găm sâu vào cẳng chân

Ngày 26/10, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này đã cấp cứu thành công bệnh nhân bị lưỡi bừa găm sâu vào cẳng chân.

Trưa 26/10, theo tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi bị lưỡi bừa cắt và găm sâu vào cẳng chân trái, anh N.V. H (34 tuổi, Hà Nội) được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng sốc do đau và mất máu.

Theo lời kể của anh H, khi đang làm ruộng, trong lúc điều khiển máy bừa, anh bị lệch tay lái, khiến lưỡi bừa cắt vào chân. Ngay sau tai nạn, người dân đã hỗ trợ gỡ lưỡi bừa ra khỏi máy và đưa anh đến bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian di chuyển, anh H mất nhiều máu vì vết thương rất sâu và nặng.

Cuu song nguoi dan ong bi luoi bua gam sau vao cang chan
Anh H đang tập đi lại sau thời gian điều trị. Ảnh CAND 

Khi vào viện, bệnh nhân vẫn còn bị mắc kẹt với phần máy bừa đang găm vào cẳng chân. Ngay lập tức, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân thẳng vào phòng mổ cấp cứu.

Nhờ cấp cứu và can thiệp kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi nguy kịch và đang trong quá trình hồi phục tốt. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, bắt đầu tập đi lại.

Từ trường hợp này, bác sĩ Hoàng Mạnh Hà, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, với những tai nạn tương tự, tuyệt đối không nên cố gỡ máy ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Việc làm này có thể gây ra sốc do đau và mất máu hoặc làm bệnh nhân ngừng tim đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, gỡ máy sai cách có thể gây thêm tổn thương phần mềm đặc biệt là có thể tổn thương thêm mạch máu và thần kinh lớn. Vì vậy, tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng và đưa cả bệnh nhân lẫn thiết bị đến bệnh viện để được xử trí đúng cách.