"Lỗi" của các robot

Robot và trí tuệ nhân tạo được coi là những sáng tạo vĩ đại của con người. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, robot đã có những bước tiến vượt bậc, được ứng dụng vào đời sống và sản xuất.

Robot và trí tuệ nhân tạo được coi là những sáng tạo vĩ đại của con người. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, robot đã có những bước tiến vượt bậc, được ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một nghịch lý - đó là trên một lĩnh vực cụ thể nào đó, chúng vẫn chưa sẵn sàng để có thể thay thế con người một cách toàn diện.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, mới đây Flippy, một robot chuyên chế biến thịt bò băm viên hamburger trong một nhà hàng thuộc chuỗi Caliburger tại bang California (Mỹ) đã bị "sa thải" tạm thời chỉ sau vài giờ làm việc do năng suất lao động của robot này quá cao khi nướng được tới 2.000 miếng thịt trong một ngày. Đại diện nhà hàng trên cho biết vấn đề đặt ra là các nhân viên phụ việc đã không thể hoàn thiện kịp thời được số bánh kẹp theo lượng thịt đã được robot trên nướng chín.
Robot Luka biết đọc truyện trưng bày tại Triển lãm CES ở Las Vegas, Mỹ ngày 11/1. Ảnh: THX/TTXVN
Robot Luka biết đọc truyện trưng bày tại Triển lãm CES ở Las Vegas, Mỹ ngày 11/1. Ảnh: THX/TTXVN 
Trong khi đó, tại Edinburgh, thủ phủ vùng Scotland (Vương quốc Liên hiệp Anh), một robot khác mang tên Fabio chuyên làm nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của khách hàng trong một siêu thị cũng được cho thôi việc. Năng lực không phải là nguyên nhân khiến cho robot này bị sa thải, mà lý do là các khách hàng chưa có thói quen tiếp xúc với robot trên.
Trong khi các đồng nghiệp "con người" của Fabio tiếp đến 12 khách hàng trong vòng 15 phút thì Fabio lại chỉ được 2 người chú ý. "Lỗi" của robot ở đây xuất phát từ khách quan khách hàng, không phải lỗi chủ quan như trường hợp của robot Flilppy.
Những ví dụ về 2 robot Flippy và Fabio là minh chứng rất trực quan cho thấy cách thức làm việc và lao động đang thay đổi trong thời đại công nghệ hiện nay. Theo số liệu của hãng tư vấn về quản lý toàn cầu McKinsey, từ nay đến năm 2030 sẽ có khoảng 375 triệu người phải tìm một công việc khác vì bị robot thế chân.

Ngắm chiếc điện thoại vỏ làm từ thân cây bần có độ bền tới 50 năm

Cùng ngắm chiếc điện thoại độc đáo có vỏ làm từ thân cây bần có độ bền tới 50 năm với giá 359.99 eurro (11,3 triệu đồng).

Là một thương hiệu không được tiếng tăm lắm nhưng vừa qua, tại MWC 2018, Ikimobile đã khiến những người tham dự phải kinh ngạc vì mẫu điện thoại được làm từ thân cây bần (vật liệu được sử dụng chủ yếu để làm nút chai), có độ bền tới 50 năm.
Là một thương hiệu không được tiếng tăm lắm nhưng vừa qua, tại MWC 2018, Ikimobile đã khiến những người tham dự phải kinh ngạc vì mẫu điện thoại được làm từ thân cây bần (vật liệu được sử dụng chủ yếu để làm nút chai), có độ bền tới 50 năm. 

Choáng váng robot leo tường, trèo cây hình con bọ

(Kiến Thức) - RiSE là robot địa hình leo núi mang tính sinh học với khả năng độc đáo đi bộ trên mặt đất và leo lên các bề mặt thẳng đứng.

Choang vang robot leo tuong, treo cay hinh con bo
  Rise là robot địa hình có hình dáng như một con bò cạp, có khả năng leo trèo trên các địa hình thẳng đứng như tường nhà, thân cây, hàng rào.
Choang vang robot leo tuong, treo cay hinh con bo-Hinh-2
Rise gồm nhiều biến thể đó là RiSE V1 - mẫu robot leo núi nguyên mẫu đầu tiên; RiSE V2 - robot leo lên cả hai mặt đất cấp và miền đứng và RiSE V3 - một robot tứ giác để leo núi ngoài trời nói chung cũng như di chuyển theo chiều ngang.