Loài động vật to bằng mèo nhà "va chạm" rắn hổ mang

Có đâu ai ngờ rắn hổ mang khét tiếng lại có thể chịu thua trước loài động vật có thể hình chỉ xấp xỉ mèo nhà như cầy mangut.

Loai dong vat to bang meo nha
 
Rắn hổ mang là loài rắn cực độc có thể được tìm thấy ở khắp châu Phi. Tên gọi này thường dùng để ám chỉ chung những loài rắn hổ Elapidae và hầu hết chúng đều thuộc vào chi Naja. Dĩ nhiên, những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc và có thể gây nguy hiểm đến con người.
Điểm dễ nhận dạng nhất chính là phần cơ thể có thể nâng lên vuông góc với mặt đất và phần cổ phình to ra khi chúng cảm thấy bị nguy hiểm.
Chi rắn hổ mang khá thanh mảnh cùng chiều dài đa dạng, kích thước khác nhau. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 2 m thậm chí có loài dài hơn 3m. Và phân chi Boulengerina thường có kích thước lớn nhất, sinh sống ở những cánh rừng châu Phi. Mỗi khi bị đe dọa, cơ thể chúng vươn cao lên và phần da cổ phình to nhằm mục đích cảnh báo kẻ thù nếu như cảm thấy có sự đe dọa.
Đa phần những loài rắn này thường có rất nhiều cách để tấn công và tiêm chất độc vào nạn nhân. Chúng thường sử dụng dùng răng nanh để cắn đối phương và qua đó tiêm chất độc qua răng nanh đi vào vết thương, xâm nhập vào đường máu. Một số ít như rắn hổ phì thường sử dụng cách phun nọc độc ra phía trước khoang miệng để đe dọa và tấn công kẻ thù.
Một điểm lưu ý quan trọng về loài rắn này đó là ở bên ngoài, hổ mang thường khá nhút nhát, và nếu như có động tĩnh nguy hiểm với chúng, rắn thường tìm cách để lẩn trốn, bỏ đi. Chỉ trong trường hợp bị đe dọa liên tục, chúng mới tấn công đối phương.
Với hình dáng đáng sợ cùng kỹ năng sử dụng độc thuộc vào hàng "thượng thừa" như thế, hầu hết các sinh vật trên thế giới khi gặp phải rắn hổ mang đều phải né, ngoại trừ một số loài động vật "bất cần đời" như cầy mangut. Đây là loài động vật có kích thước nhỏ, tương đương mèo nhà và thuộc động vật có vú.
Hầu hết các loài mangut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Vũ khí chiến đấu của loài mangut này là những bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với bộ hàm chắc khỏe, cùng với sự nhanh trí và nhạy bén, khiến bất kể đối thủ nào cũng phải dè chừng.
Nhưng, điểm nổi trội có thể khiến cầy magut không phải ngại "va chạm" với rắn hổ mang nằm ở cơ chế kháng độc đặc biệt. Được bao bọc bởi những màng miễn dịch nọc độc, khiến những loài rắn độc của vùng đất châu phi cũng phải trở thành tâm điểm bữa ăn của chúng. Bên cạnh cơ thể tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc thì chiêu thức tiếp cận và hạ sát con mồi một cách khôn khéo và tinh tế.
Khi tấn công rắn hổ mang, cầy mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn hổ mang từ phía sau đầu.
Mặc dù có khả năng "kháng độc" cao, tuy nhiên điều đó không có nghĩa cầy mangut có thể xem nhẹ sức mạnh của rắn hổ mang.
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/cam-thay-cuoc-song-qua-te-nhat-loai-dong-vat-chi-to-bang-meo-nha-tim-den-ran-ho-mang-de-va-cham-post327472.html

Nếu phi hành gia qua đời trong vũ trụ, chuyện gì sẽ xảy ra?

Con người bắt đầu khám phá vũ trụ từ hơn 60 năm trước. Sứ mệnh chinh phục vũ trụ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với các phi hành gia. Nếu phi hành gia chết trong vũ trụ thì thi thể được xử lý thế nào?

Neu phi hanh gia qua doi trong vu tru, chuyen gi se xay ra?
Theo một thống kê, sau hơn 60 năm thực hiện các sứ mệnh khám phá vũ trụ, 20 phi hành gia đã thiệt mạng. Trong số này có 14 người tử nạn trong thảm kịch tàu con thoi của NASA năm 1986 và 2003, 3 nhà du hành vũ trụ thiệt mạng trong nhiệm vụ Soyuz 11 năm 1971 và 3 phi hành gia tử vong trong vụ cháy bệ phóng Apollo 1 năm 1967.  

Clip: Cầy Mangut hạ sát rắn mamba đen sau màn giao chiến

Với sự thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm, con cầy Mangut đã cắn chết rắn mamba đen sau màn giao đấu giữa đôi bên.

Vừa chạm mặt nhau, cầy Mangutvà rắn mamba đen đã lao vào giao chiến với nhau. Tuy phải đối đầu với loài rắn độc nhưng bằng sự thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm, con cầy đã cắn chết đối thủ của mình.

Rắn mamba đen và cầy Mangut đối đầu nhau.

Khắc tinh số 1 của rắn hổ mang chúa, thợ săn mồi khét tiếng

Trong tự nhiên hoang dã, không phải bất cứ loài động vật dễ thương nào cũng phản ánh đúng bản chất của chúng.

Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Chúng ta, phần lớn đều có thiện cảm đối với loài cầy mangut vì một lý do quá đỗi đơn giản, đó là vì chúng là khắc tinh số một của các loài rắn độc. Không những nhanh nhẹn, tinh ranh, loài động vật này còn có thể miễn dịch với nọc rắn. Ngay cả rắn hổ mang cực độc hay rắn mamba đen có lượng nọc mỗi lần cắn đủ để giết chết 80 người trưởng thành cũng không phải là đối thủ của cầy mangut.

Hoa hậu Ngọc Hân tuổi 34: Làm Phó tổng giám đốc, hôn nhân êm ấm

Hoa hậu Ngọc Hân là một trong những người đẹp có đời tư sạch scandal. Không chỉ giỏi giang, mỹ nhân Hà thành còn là người vợ khéo giữ lửa hôn nhân.

Hoa hau Ngoc Han tuoi 34: Lam Pho tong giam doc, hon nhan em am
 Ngọc Hân đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2010 năm 19 tuổi. Sau khi đoạt vương miện, người đẹp sinh năm 1989 nỗ lực theo đuổi công việc thiết kế thời trang và kinh doanh. 

Video: Rắn hổ mang mổ chết "sát thủ" sóc đất và cầy mangut

Với việc sở hữu loại nọc độc chết người, cộng thêm khả năng ra đòn nhanh như chớp, con rắn hổ mang đã khiến chú sóc đất và cầy mangut phải trả giá đắt khi muốn ăn thịt nó.

Video: Ran ho mang mo chet

Rắn hổ mang đối đầu với cầy mangut.

Trong thiên nhiên hoang dã, sóc đất và cầy mangut chính là hai trong số những loài động vật có thể giết chết rắn hổ mang để làm thức ăn. Thế nhưng, đôi khi chúng cũng phải trả cái giá cực đắt khi đi săn loài rắn độc này.

Trong clip dưới đây, con rắn hổ mang đã có một ngày vô cùng đen đủi khi liên tiếp chạm mặt với hai kẻ đại địch của mình. Tuy vậy, nhờ vào sự nhanh nhẹn, cộng thêm khả năng phun nọc độc, nó vẫn thoải mái trốn thoát cái chết.

Không nhưng vậy, con rắn hổ mang còn để lại cho chú sóc đất và cầy mangut một bài học vô cùng đắt giá.

Mời độc giả xem Video: Rắn hổ mang “xử đẹp” sóc đất và cầy mangut. Nguồn: Smithsonian/Youtube.