Lỗ đen trung tâm thiên hà Milky Way đang bị “đói”?

(Kiến Thức) - Lỗ đen khổng lồ Sagittarius A * ở trung tâm thiên hà Milky Way đang có một bữa ăn lớn bất thường về khí và bụi liên sao, và các nhà nghiên cứu chưa hiểu tại sao lỗ đen này lại đói đến như vậy.

"Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này về lỗ đen Sagittarius A * của Milky Way trong 24 năm qua", Andrea Ghez, giáo sư vật lý và thiên văn học UCLA, đồng thời là tác giả nghiên cứu cho biết.

Sagittarius A * thường là một lỗ đen khá im lặng, đáng sợ trong chế độ “ăn kiêng”. Chúng tôi không biết điều gì đang thúc đẩy nó phải dùng tới bữa tiệc lớn này".

Lo den trung tam thien ha Milky Way dang bi “doi”?
 Nguồn ảnh: Sci-new.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng vào ngày 13/ 5, khu vực ngay bên ngoài "điểm không thể quay lại" của lỗ đen Sagittarius A * (Đó là điểm một khi vật chất đi vào, nó không bao giờ thoát ra được) bất ngờ sáng gấp đôi so với trước giờ.

Độ sáng mà các nhà khoa học quan sát được là do bức xạ từ khí và bụi rơi vào lỗ đen Sagittarius A *, những phát hiện khiến họ đặt câu hỏi liệu đây là một sự kiện đơn lẻ đặc biệt hay tiền thân của hoạt động gia tăng kích thước lỗ đen đáng kể, "Mark Morris, giáo sư vật lý và thiên văn học UCLA và đồng tác giả của bài báo nói.

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục quan sát khu vực và sẽ cố gắng giải quyết câu hỏi đó dựa trên những gì họ nhìn thấy từ những hình ảnh mới.

"Chúng tôi muốn biết các lỗ đen phát triển như thế nào và ảnh hưởng đến sự phát triển của các thiên hà và vũ trụ ra sao", Ghez, Lauren B. Leichtman và Giáo sư Vật lý thiên văn của Arthur E. Levine nói.

"Chúng tôi muốn biết lý do tại sao lỗ siêu lớn trong Milky Way đang trở nên sáng hơn và đột nhiên ăn uống nhiều đến như vậy?".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Cận cảnh ngôi sao bị hút vào lỗ đen

Các nhà khoa học Mỹ đã mô phỏng thành công quá trình “ăn thịt” các vì sao của lỗ đen vũ trụ…

Hành tinh khổng lồ có thời gian hoàn thành quỹ đạo "khủng"

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ một số kính viễn vọng trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện một ngôi sao có tên HR 5183 chứa một hành tinh khổng lồ có thời gian hòan thành quỹ đạo trong khoảng từ 45 đến 100 năm. 

Quỹ đạo của hành tinh này rất lập dị, đưa nó từ trong quỹ đạo của Sao Mộc đến ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.

Theo đó, HR 5183 còn được gọi là HD 120066, là một ngôi sao loại G0 cách xa khoảng 103 năm ánh sáng.

Giải mã vụ nổ Kilonova mới cực mạnh trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi kiểm tra lại dữ liệu từ GRB 160821B thì phát hiện vụ nổ kilonova, một vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng, xảy ra trong vũ trụ rộng lớn.

Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ tia gamma xảy ra trong thời gian ngắn, được đặt tên là GRB 160821B.

Đài thiên văn Swift Neil Gehreb của NASA bắt đầu theo dõi sự kiện vài phút sau khi xảy ra hiện tượng.