Lính “lạ” tấn công người biểu tình ở thành phố Soledar, Donetsk

(Kiến Thức) - Các tay súng lạ được chở đến bằng trực thăng đã tấn công người biểu tình ở thành phố Soledar nhằm đánh chiếm kho súng.

"Nhiều tay súng giấu mặt được chở đến từ trực thăng đã tấn công vào một điểm kiểm soát ở thành phố Soledar thuộc tỉnh Donetsk", hãng thông tấn RIA Novosti dẫn một nguồn tin trong lực lượng tự vệ Donetsk đưa tin.
Nguồn tin này cho biết, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn. Hiện vẫn chưa có thông tin nào về thương vong.Thành phố Soledar nằm cách Slavyansk khoảng 30km về phía đông nam.
Ông Denis Pushilin, một trong những nhà lãnh đạo của người biểu tình Donetsk cũng thừa nhận với đài Rusia Today của Nga cho hay chiến đấu đang diễn ra ở Soledar.
Theo nguồn tin của RIA Novosti, lực lượng tự vệ Donetsk đã bị buộc phải tự vệ. Nguồn tin kể trên cũng cho biết điểm kiểm soát thứ 2 ở Soledar cũng đang chuẩn bị để phòng ngự với 50 người biểu tình nhưng phần nhiều trong số này không có vũ khí.
Trực thăng của Quân đội Ukraine ngày 25/4 ở Slavyansk.
Trực thăng của Quân đội Ukraine ngày 25/4 ở Slavyansk.
“Chúng tôi không thể gửi tiếp viện từ Slavyansk khi toàn bộ lực lượng đang phải bảo vệ thành phố Slavyansk”, nguồn tin nhấn mạnh với hãng RIA Novosti.
Lực lượng Tự vệ Donetsk đã chặn đường vào nhà kho chứa vũ khí ở Soledar để ngăn việc các lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine có thêm trang bị vũ khí. Nguồn tin của RIA Novosti cho biết, kho vũ khí ở Soledar tồn tại từ thời Liên Xô và chỉ có số lượng lớn những vũ khí cũ, quá hạn sử dụng như súng máy Degtyarev, súng lục Colt, súng tiểu liên PCA.
“Một lực lượng vũ trang đang tấn công vào nhà kho vũ khí, chúng tôi đã đẩy lủi được cuộc tấn công nhưng chiến đấu vẫn tiếp diễn”, hãng thông tấn Interfax dẫn lời một quan chức từ trụ sở chính cử lực lượng Tự vệ Donetsk cho hay.
Chính quyền Ukraine đang thực hiện một chiến dịch quân sự chống lại người biểu tình ủng hộ việc liên bang hóa Ukraine tại miền đông nước này.
Trong ngày 25/4, Kiev tuyên bố “giai đoạn 2” của chiến dịch quân sự ở Slavyansk đã được khởi động bằng việc bao vây, cô lập thành phố này. Quân đội Ukraine đã liên tục lập các điểm kiểm soát có sự có mặt của xe bọc thép xung quanh thành phố Slavyansk.
Trong chiến dịch đêm 24/4, 5 binh sĩ thuộc lực lượng Tự vệ Donetsk đã thiệt mạng và 1 người khác bị thương trong cuộc đấu súng ở Slavyansk khi lực lượng đặc nhiệm Ukraine có sự hỗ trợ của xe tăng và xe bọc thép tấn công vào điểm kiểm soát ngoại ô thành phố Slavyansk.

Phương Tây có đủ tiềm lực để gửi quân sang Ukraine?

(Kiến Thức) - Ở thời điểm hiện tại, trong khi cắt giảm chi tiêu cho ngân sách quốc phòng, các nước phương Tây đang suy tính xem có nên gửi quân sang Ukraine.

Một quan chức cao cấp của Cục Tình báo Anh (MI6) cho hay, bất cứ hành động quân sự của Anh hay phương Tây ở Ukraine có thể dẫn tới cuộc đối đầu với Nga.
“Việc Anh hay phương Tây gửi quân đội tới Ukraine để hỗ trợ cho chính quyền nơi đây sẽ là không đáng để khuấy động một cuộc Chiến tranh Thế giới 3”, nguồn tin tiết lộ.

Người biểu tình Lugansk, Kharkov bổ nhiệm thống đốc nhân dân

(Kiến Thức) - Những người biểu tình ở hai tỉnh miền đông Ukraine là Lugansk và Kharkov đã bầu ra thống đốc nhân dân mới trong cuộc họp các đại biểu.

Hãng tin Interfax đưa rằng, vào hôm 21/4, các cư dân có tư tưởng ủng hộ Nga ở tỉnh Lugansk đã quyết định bầu ra thống đốc nhân dân mới. Theo đó, trong một buổi họp kín mà không có sự hiện diện của cánh báo giới, đại diện của các khu vực khác nhau trong tỉnh này đã chấp thuận bầu ông Valery Bolotov lên làm thống đốc.
Những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tập trung bên ngoài trụ sở Cơ quan An ninh chi nhánh ở Lugansk.
 Những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tập trung bên ngoài trụ sở Cơ quan An ninh chi nhánh ở Lugansk.
Ngoài việc chọn ra một thống đốc mới, Hội đồng nhân dân tự xưng của tỉnh Lugansk cũng nhất trí tiến hành cuộc trưng cầu dân ý trong tháng 5 tới. Theo đó, cuộc trưng cầu dân ý lần đầu sẽ diễn ra vào ngày 11/5 để xác định xem Lugansk sẽ tiếp tục ở lại hay tách khỏi Ukraine. Tiếp sau đó, 18/5 được ấn định là ngày tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần 2 để các cử tri quyết định xem tỉnh này sẽ trở thành một thực thể độc lập hay sáp nhập vào Liên bang Nga.

Thủ tướng Nga “kể khổ” sau vụ sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Thủ tướng Dmitry Medvedev hôm nay cho hay, sau vụ sáp nhập Crimea (vùng lãnh thổ trước từng thuộc về Ukraine), Nga đang đối diện với những thách thức từ ba phía.

Hãng tin Ria Novosti dẫn lại phát biểu của ông Medvedev rằng, nước Nga đang ở một tình thế hết sức khó khăn khi đối diện với áp lực từ 3 vấn đề chính: sự bất ổn trong nền kinh tế thế giới, các vấn đề trong nội bộ kinh tế Nga và các lệnh trừng phạt từ nước ngoài.
“Quyết định của chúng tôi (tức việc sáp nhập Crimea) đã nhận được phản ứng dữ dội từ các bên. Crimea trở thành lý do cho một áp lực chính trị, được tiến hành bằng các lệnh trừng phạt”, Thủ tướng Medvedev phát biểu trong cuộc họp ở Hạ viện (tức Duma Quốc gia) Nga.