Thủ tướng Nga “kể khổ” sau vụ sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Thủ tướng Dmitry Medvedev hôm nay cho hay, sau vụ sáp nhập Crimea (vùng lãnh thổ trước từng thuộc về Ukraine), Nga đang đối diện với những thách thức từ ba phía.

Hãng tin Ria Novosti dẫn lại phát biểu của ông Medvedev rằng, nước Nga đang ở một tình thế hết sức khó khăn khi đối diện với áp lực từ 3 vấn đề chính: sự bất ổn trong nền kinh tế thế giới, các vấn đề trong nội bộ kinh tế Nga và các lệnh trừng phạt từ nước ngoài.
“Quyết định của chúng tôi (tức việc sáp nhập Crimea) đã nhận được phản ứng dữ dội từ các bên. Crimea trở thành lý do cho một áp lực chính trị, được tiến hành bằng các lệnh trừng phạt”, Thủ tướng Medvedev phát biểu trong cuộc họp ở Hạ viện (tức Duma Quốc gia) Nga.
Thủ tướng Dmitry Medvedev phát biểu trong phiên họp Hạ viện Nga hôm nay.
Thủ tướng Dmitry Medvedev phát biểu trong phiên họp Hạ viện Nga hôm nay.

Nước Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol nằm trên bán đảo Crimea đã trở thành một vùng lãnh thổ mới của Liên bang Nga vào hôm 18/3 sau khi Tổng thống Putin cùng đại diện hai vùng trên ký kết hiệp ước thống nhất. Trước đó, vào hôm 16/3, người dân Crimea và Sevastopol đã tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về việc gia nhập Nga. Có tới hơn 96% các cử tri tham gia ủng hộ phương án trở thành một chủ thể của Nga.
Sau quyết định thống nhất Crimea, Mỹ, EU và các đồng minh đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên một số chính trị gia, nhà lập pháp và các doanh nhân Nga. Cùng với đó, họ còn đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với họ.
Ngân hàng Rossiya, một trong 30 ngân hàng hàng đầu ở Nga, cũng nằm trong danh sách cấm vận của phương Tây. Kết quả là, ngân hàng này buộc phải ngừng các hoạt động liên quan tới ngoại tệ.
Các nước trong nhóm G7 cũng đe dọa Nga bằng các lệnh trừng phạt lên một số thành phần kinh tế Nga trong trường hợp Moscow không ngừng leo thang tình hình ở Ukraine. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt này và cảnh báo các nước phương Tây sẽ phải chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông” gây nên bởi chính các lệnh đó.

9 câu trả lời hay nhất của TT Putin trong đối thoại ngày 17/4

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin đã trả lời tổng cộng 81 câu hỏi của công chúng trong cuộc đối thoại trực tiếp trên truyền hình với toàn thể người dân.

1. Một cựu lính Berkut (nhóm lực lượng đặc nhiệm của Ukraine) đã hỏi ông Putin rằng, Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych liệu có phải là một người yếu đuối và là kẻ phản bội hay không. Đáp lại, ông Putin nói: “Tôi đã nói chuyện với ông ấy rất nhiều lần ở thời điểm trong cuộc khủng hoảng hoặc thời gian sau khi ông ấy tới Liên bang Nga. Trong những lần đó, hai chúng tôi đã nói về việc sử dụng vũ lực… Ông Yanukovych đã nhiều lần nghĩ tới việc sử dụng quân đội, nhưng ông ấy không có một trái tim đủ dũng khí để ký sắc lệnh, mà có thể dẫn tới cảnh tượng những binh lính chống trả lại chính những người dân của mình”.
1. Một cựu lính Berkut (nhóm lực lượng đặc nhiệm của Ukraine) đã hỏi ông Putin rằng, Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych liệu có phải là một người yếu đuối và là kẻ phản bội hay không. Đáp lại, ông Putin nói: “Tôi đã nói chuyện với ông ấy rất nhiều lần ở thời điểm trong cuộc khủng hoảng hoặc thời gian sau khi ông ấy tới Liên bang Nga. Trong những lần đó, hai chúng tôi đã nói về việc sử dụng vũ lực… Ông Yanukovych đã nhiều lần nghĩ tới việc sử dụng quân đội, nhưng ông ấy không có một trái tim đủ dũng khí để ký sắc lệnh, mà có thể dẫn tới cảnh tượng những binh lính chống trả lại chính những người dân của mình”.

Moscow sẽ “xông” vào Kiev nếu công dân Nga bị ngược đãi?

(Kiến Thức) - Bạn là người Nga đang sống ở Ukraine và bạn bị ngược đãi hoặc các quyền lợi của bạn bị xâm phạm vì bạn là người Nga? Moscow sẽ lắng nghe bạn.

Hãng tin Kyivpost ngày 26/3 đưa tin, Bộ Phát triển khu vực của Nga ngày 24/3 đã lập một đường dây nóng để lắng nghe khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm về quyền công dân, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc văn hóa của cộng đồng người Nga đang sinh sống tại Ukraine.