Liệu Su-35 của Nga có sớm gặp F-16 trên bầu trời Ukraine?

Theo trang Bulgarian Military, lực lượng Không quân Nga vừa nhận lô máy bay chiến đấu Su-35S mới vào ngày 13/7; đây là đợt giao Su-35S liên tiếp chỉ cách nhau 20 ngày; giúp Không quân Nga tăng cường khả năng chiến đấu.

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?
Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Nguồn UAC 

Tốc độ bàn giao máy bay “đáng kinh ngạc” của nhà sản xuất máy bay Nga

Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga (UAC) không tiết lộ số lượng máy bay tiêm kích Su-35 được giao từ đợt thứ hai cho lực lượng Không quân Nga. Việc bàn giao máy bay được thực hiện lại tại địa điểm thử nghiệm của Nhà máy Hàng không Komsomolsk-on-Amur.

Việc giao hàng đợt thứ hai chỉ trong một thời gian ngắn như vậy (đợt đầu vào cuối tháng 6) thực sự là một tin tức quan trọng. Đồng thời xác nhận lời của Tổng giám đốc UAC Yuriy Slyusar rằng, Nhà máy Hàng không Komsomolsk-on-Amur, đã được Chính phủ Nga đầu tư cách đây một thời gian, để mở rộng và tăng năng lực sản xuất của UAC, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tháng trước, trong lễ bàn giao lô Su-35S đầu tiên của năm 2023, ông Slyusar nhấn mạnh với các nhà báo rằng, vào thời điểm bàn giao lô máy bay Su-35S đầu tiên, nhà máy đã bắt tay vào sản xuất lô thứ hai.

Mặc dù không biết chính xác số lượng máy bay chiến đấu được giao từ lô thứ hai, nhưng rõ ràng năng lực xs của nhà máy thực sự đã cải thiện, vì họ đã có thể giao thêm nhiều máy bay chiến đấu Su-35S mới được sản xuất trong thời gian ngắn (20 ngày).

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?-Hinh-2
 Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Nguồn UAC

Lực lượng Không quân Nga đang sử dụng rộng rãi máy bay Su-35S trong cuộc xung đột tại Ukraine. Vào ngày 2 tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga đã chia sẻ một đoạn video hấp dẫn giới thiệu sự tính năng hiện đại của loại chiến đấu cơ chủ lực này của Nga.

Vai trò chính của Su-35S là bảo vệ các máy bay ném bom, máy bay tấn công và trực thăng của Không quân Nga trên vùng trời Ukraine.

Điều thú vị là Su-35 không chỉ giới hạn ở Ukraine, Moscow còn triển khai nó ở chiến trường Syria. Chỉ trong tháng vừa qua, Washington đã hai lần bày tỏ lo ngại về "các cuộc diễn tập nguy hiểm" do các phi công Su-35 của Nga thực hiện, đối với máy bay không người lái của Mỹ.

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?-Hinh-3
 Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Nguồn UAC

Tính năng kỹ chiến thuật “đáng gờm” của Su-35S

Chiến đấu cơ hạng nặng Su-35S (NATO gọi là là Flanker M), tên mã sản xuất T-10BM. Theo trang tin hàng không Aviation Week & Space Technology, thì chữ “S” đại diện cho Stroyevo, nghĩa là “Chiến binh” trong tiếng Anh.

Flanker M, một phiên bản tiên tiến của Sukhoi Su-35, được gọi nội bộ là Su-35BM, viết tắt của cụm từ "hiện đại hóa lớn". Máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không đa năng tối tân này, được phát triển từ Su-27, có khả năng cơ động cao (cao nhất tới +9g) với góc tấn cao. Nó được trang bị các hệ thống vũ khí tiên tiến, giúp tăng cường đáng kể khả năng không chiến.

Lực lượng Không quân Nga đã đặt hàng 48 chiếc Su-35S vào tháng 8/2009, với việc giao hàng kéo dài đến năm 2015. Nhìn chung so với người tiền nhiệm Su-27, thì Su-35S đã được nâng cấp với một hệ thống thông tin tích hợp với hệ thống quản lý chiến đấu và radar mảng pha mới; giúp cải thiện đáng kể phạm vi phát hiện mục tiêu trên không.

Trên chiến trường Ukraine, những chiếc chiến đấu cơ “già cỗi” của Không quân Ukraine, phần lớn được sản xuất vào thập niên 1980, lại chưa được nâng cấp lớn, nên không phải là đối thủ của những chiếc Su-35 tối tân của Nga.

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?-Hinh-4
 Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga ở chiến trường Ukraine. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga

Một phi công cường kích Su-25 của Ukraine được biết đến với cái tên “Pumba” hay Oleksyi, thường xuyên “chạm mặt” với các chiến đấu cơ Su-35 đáng gờm của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, phi công này đã kể lại những trải nghiệm đáng sợ của mình và thú nhận rằng, số lượng máy bay ít ỏi và lạc hậu của Ukraine, không phải là đối thủ của những máy bay đánh chặn Su-35S. “Chúng tôi mất nhiều máy bay do tên lửa từ những chiếc Su-35S phóng đi”; “Pumba” thừa nhận với giọng nặng trĩu lo âu về thực tế nghiệt ngã của họ.

Sau một năm rưỡi xung đột, Oleksyi và các phi công đồng nghiệp của anh đã phải chịu nhiều tổn thất và chứng kiến những đồng đội của họ hy sinh trong chiến đấu.

Hiện tại, Không quân Nga đang chiếm ưu thế không trên chiến trường Ukraine, điều đó không thể tranh cãi. Mới đây, một quan chức cấp cao của Ukraine đã bày tỏ sự báo động trước những chiếc Su-35 của Nga, đồng thời mô tả những chiếc máy bay chiến đấu tối tân này, là công cụ cho phép Nga từng bước khẳng định quyền kiểm soát vùng trời tranh chấp ở miền Đông Ukraine.

Video máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Nguồn Bulgarian Military

Ông bày tỏ lo ngại về các máy bay lạc hậu từ thời Liên Xô của Ukraine, vốn không đủ khả năng để chống lại lực lượng trên không đáng sợ này một cách hiệu quả.

“Spas”, một phó tiểu đoàn trưởng từ Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ độc lập 128, mô tả sinh động các cuộc không kích dai dẳng của không quân Nga. Ông so sánh chúng với những làn sóng ném bom không ngừng, từng được thấy trong các cuộc chiến lịch sử như ở Việt Nam và Afghanistan.

Liệu Su-35S có sớm gặp F-16 trên bầu trời Ukraine?

Theo hãng tin Mỹ CNN, lực lượng không quân của Ukraine đã được củng cố nhờ NATO và các đồng minh châu Âu, những quốc gia đã cung cấp tổng cộng 45 chiếc Su-25 và MiG-29. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Không quân Ukraine vẫn đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn.

Trong một cuộc thảo luận thẳng thắn với một hãng truyền thông có trụ sở tại Mỹ, một phi công MiG-29 với mật danh "Juice" đã cho rằng, các quốc gia phương Tây có thể tăng cường sức mạnh trên không của Ukraine, bằng cách cung cấp cho họ những chiếc máy bay chiến đấu F-16.

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?-Hinh-5
 Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Nguồn Wikepedia

Trong khi đó, phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Washington ngày 22/5, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Frank Kendall nhận định, F-16 sẽ mang đến cho người Ukraine sức mạnh, nhưng không phải ngay bây giờ và hoàn toàn không phải là một yếu tố thay đổi cuộc chơi.

Cũng theo ông Kendall, F-16 sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực trong cuộc xung đột Nga-Ukraine vì các hệ thống phòng không của Nga sẽ ngăn chúng thực hiện nhiệm vụ. Ông Kendall còn nói rằng, việc cung cấp F-16 cho Ukraine sẽ bị "một số người coi là hành động leo thang từ phía chúng tôi".

Tướng Kendall còn nói rằng, sẽ mất ít nhất vài tháng để đưa F-16 đến tay Ukraine, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, quyết định cung cấp loại chiến đấu cơ này, sẽ giúp tạo ra sự thay đổi của Ukraine, thoát khỏi sự phụ thuộc vào máy bay chiến đấu thời Liên Xô.

Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?-Hinh-6
Tiêm kích Su-35S của Nga bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Ukraine tại Donetsk (Ảnh: Military Watch Magazine) 

Trước đó vào ngày 17/5, Anh và Hà Lan đã đồng ý xây dựng một "liên minh máy bay chiến đấu" cho Ukraine. Đến ngày 20/5, Mỹ cũng tuyên bố rằng sẽ tham gia sáng kiến này cùng với Bồ Đào Nha và Đan Mạch.

Cho đến nay, Ukraine đã nhận được 14 máy bay chiến đấu MiG-29 thời Liên Xô từ Ba Lan và 13 chiếc từ Slovakia. Tuy nhiên, loại chiến đấu cơ mà Ukraine tỏ ra quan tâm nhất là F-16, loại máy bay đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 và được sử dụng bởi hơn 20 quốc gia.

Nga tiết lộ khả năng của xe tăng NATO trong tay Ukraine

Tờ Bulgarian Military cho biết, vào ngày 13/7, Tổng thống Nga Putin đã tiết lộ một thống kê đáng kinh ngạc: Kể từ ngày 4/6 đến 12/7, Nga đã hạ 311 xe tăng của Ukraine, 1/3 trong số đó là do phương Tây sản xuất.

Nga tiet lo kha nang cua xe tang NATO trong tay Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn Wikipedia

Xe tăng phương Tây – chủ đề nóng trong quan hệ Nga - NATO

Vì sao Trung Quốc đổi thái độ, quay lưng với tiêm kích Su-35 Nga?

Là một trong những mẫu máy bay tiên tiến hàng đầu trên thế giới, thế nhưng tiêm kích Su-35 Nga vẫn chật vật tìm khách hàng trên thị trường xuất khẩu, nhất là khi ngay cả Trung Quốc giờ cũng không còn "thiện cảm" với loại chiến đấu cơ này.

Vi sao Trung Quoc doi thai do, quay lung voi tiem kich Su-35 Nga?
Kể từ khi đưa vào trang bị từ đầu năm 2014, Nga đã tích cực tiếp thị máy tiêm kích Su-35 để xuất khẩu, trong đó Trung Quốc và Ai Cập đều đặt hàng 24 chiếc trong năm 2015 và 2018.  

Ukraine tung hai lữ đoàn sử dụng vũ khí Mỹ tấn công làng Rabotino

Quân đội Ukraine đã tung hai lữ đoàn sử dụng xe chiến đấu bộ binh Bradley M2 tấn công làng Rabotino; trong khi đó Nga tuyên bố bắn cháy 6 chiếc Bradley của Ukraine, thu một chiếc làm chiến lợi phẩm.

Ukraine tung hai lu doan su dung vu khi My tan cong lang Rabotino
 Quân đội Ukraine sử dụng nhiều xe chiến đấu bộ binh Bradley tấn công làng Rabotino. Nguồn Topwar

Theo trang “Bình luận quân sự” của Nga, trên hướng Zaporozhye, quân đội Ukraine nối lại các cuộc tấn công vào các vị trí của Nga gần làng Rabotino. Điều này được thông tin bởi các phóng viên chiến trường Nga.