Liên tục đại hạ giá, BIDV vẫn không bán được khoản nợ hơn 2.700 tỷ của Thuận Thảo

(Vietnamdaily) - BIDV đấu giá toàn bộ khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân với mức khởi điểm 800 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với trước đó.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) thông tin bán đấu giá tài sản là toàn bộ khoản nợ của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân.

Tại thời điểm ngày 7/4/2020, Thuận Thảo Nam Sài Gòn có tổng dư nợ tại BIDV hơn 462 tỷ đồng, trong đó gốc là 230 tỷ và lãi là 232 tỷ đồng.

Ngoài ra, 95 khách hàng cá nhân có tổng dư nợ tại BIDV lên tới 2.273 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc hơn 978 tỷ nhưng dư nợ lãi lên tới 1.295 tỷ đồng. 

Như vậy, tổng dư nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại BIDV là 2.735 tỷ đồng.
Lien tuc dai ha gia, BIDV van khong ban duoc khoan no hon 2.700 ty cua Thuan Thao
 

Tài sản bảo đảm thứ nhất cho các khoản nợ trên là quyền sử dụng 275 m2 đất và tài sản gắn liền với đất tại số 100B, đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

Tài sản thứ 2 là quyền sử dụng 16,5 ha đất và tài sản gắn liền với đất tại khu phố 2, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.

Tài sản thứ 3 là quyền sử dụng 5,4 ha đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu phố 4, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.

Tài sản thứ 4 là 5,2 triệu cổ phiếu CTCP Thuận Thảo thuộc sở hữu của Bà Võ Thị Thanh (mã cổ phiếu GTT).

Giá khởi điểm cho khoản nợ này là 800 tỷ đồng.

Trước đó, hồi năm 2018, CTCP Đấu giá Lam Sơn đã 2 lần đấu giá toàn bộ khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân, với tổng dư nợ là 2.378 tỷ đồng tại BIDV Phú Tài. 

Với giá khởi điểm lần hai được hạ xuống thấp, chỉ còn 984 tỷ đồng, thấp hơn lần lượt 106 tỷ đồng và 224 tỷ đồng so với giá khởi điểm của hai phiên đấu giá liền trước. 

Gần đây nhất, ngày 18/3, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 07/CSKT-P13, tách hành vi BIDV cấp tín dụng cho 8 công ty có dư nợ lớn tại BIDV trong đó có Thuận Thảo Nam Sài Gòn. 
Những công ty này có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu. Quá trình cho vay, BIDV đã có nhiều vi phạm, nhưng hiện tại ngân hàng này vẫn đang đôn đốc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

BIDV 'đại hạ giá' khách sạn CenDeluxe và 2 trung tâm hội nghị của 'bông hồng vàng' Thuận Thảo

(Vietnamdaily) - Ngày 10/4 tới, khối tài sản gồm khách sạn CenDeluxe và 2 Trung tâm hội nghị của Thuận Thảo sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm giảm phân nửa so với trước đó, chỉ còn hơn 343 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) vừa có thông báo thông tin bán đấu giá tài sản.

Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá hợp danh Việt Tín sẽ bán đấu giá tài sản thi hành án của CTCP Thuận Thảo (GTT). Đây là số tài sản bị kê biên xử lý theo quyết định ngày 22/3/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.

Theo đó, tài sản bị kê biên gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê gồm Khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng, công trình xây dựng Khu trung tâm hội nghị, dịch vụ du lịch Thuận Thảo và công trình xây dựng Khu mở rộng Trung tâm hội nghị Thuận Thảo (Khu Land).

Trong đó, Khu trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo có diện tích đất 36.768 m2, thời hạn sử dụng đến ngày 13/02/2057. Công trình này có tổng kinh phí đầu tư gần 75 tỷ đồng với các hạng mục chính gồm hội trường đa ngôn ngữ, trung tâm hội chợ triển lãm có sức chứa 500 gian hàng và khoảng 2.000 người, khu cafe, bar cao cấp, dịch vụ massage-spa, khu ẩm thực phố nướng, hệ thống bể bơi, sân quần vợt cùng các phòng karaoke cao cấp. 

Còn Khu Land có tổng diện tích 45.734 m2, trong đó diện tích 15.655 m2 thuộc xã Bình Ngọc và diện tích 30.079,4 m2 thuộc xã Hòa An.

Tất cả các tài sản bán đấu giá nêu trên có địa chỉ là xã Bình Ngọc và xã Hòa An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Giá khởi điểm của khối tài sản này là hơn 343,78 tỷ đồng, giảm phân nửa so vớ mức giá đưa ra hồi tháng 7/2019 tới 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trên sẽ không bao gồm quyền sử dụng đất. 

BIDV 'dai ha gia' khach san CenDeluxe va 2 trung tam hoi nghi cua 'bong hong vang' Thuan Thao
Khách sạn CenDeluxe Hotel

Lỗ liên tục 5 năm liên tiếp, vốn âm gần ngàn tỷ

Được biết, Thuận Thảo và khách sạn 5 sao CenDeluxe là những tên tuổi nổi tiếng của tỉnh Phú Yên gắn liền với Chủ tịch Võ Thị Thanh.

Năm 2008, Thuận Thảo bắt đầu bước đi vào lĩnh vực này với dự án xây dựng khu Thuận Thảo Land và khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

CenDeluxe Hotel về sau được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của Thuận Thảo trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp.

Ngoài ra, Thuận Thảo còn là chủ đầu tư của dự án như Resort & Spa Golden Beach…

Chính việc mở rộng, đầu tư sang các dự án bất động sản đúng giai đoạn khủng hoảng kinh tế đã đẩy Thuận Thảo sa lầy vào thua lỗ.

Cụ thể, Thuận Thảo chìm trong thua lỗ từ năm 2014 với mức lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất, năm 2019, Thuận Thảo báo lỗ 166 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên tới 1.436 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 989 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 1.658 tỷ đồng.

Chính vì thế, không chỉ khối tài sản nói trên, nhiều tài sản, khoản nợ có liên quan tới Thuận Thảo của nữ doanh nhân này cũng từng được ngân hàng và các công ty đấu giá rao bán.

Đơn cử như cuối năm 2018, khoản nợ của công ty con của GTT là CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV (chi nhánh Phú Tài) cũng được rao bán với mức khởi điểm ban đầu hơn 1.200 tỷ đồng. 

Khoản nợ này có tổng dư nợ gốc và lãi vay tính đến 30/6/2018 gần 2.400 tỷ đồng, được đảm bảo bằng trụ sở doanh nghiệp, hai khu đất tổng diện tích 22 hecta tại huyện Bình Chánh và 5,2 triệu cổ phiếu GTT.

Tuy nhiên, sau 5 lần rao bán không thành, khoản nợ này đã được “đại hạ giá” xuống còn 761 tỷ đồng, nhưng trong lần đấu giá gần nhất vẫn không có ai mua.

7 doanh nghiệp có dư nợ lớn tại BIDV đã được chuyển cho Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN

Cơ quan điều tra đánh giá 7 công ty có dư nợ lớn tại BIDV “có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu”. Hiện tổng dư nợ của 7 doanh nghiệp tại BIDV tạm tính lên đến hơn 5.730 tỷ đồng.

7 doanh nghiep co du no lon tai BIDV da duoc chuyen cho Co quan Thanh tra Giam sat NHNN

7 khách hàng đang có dư nợ lớn tại BIDV

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 18/3 đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và một số công ty.

Cùng ngày 18/3, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 07/CSKT-P13, tách hành vi BIDV cấp tín dụng cho Công ty Cổ phần Xi măng Phú Sơn và 7 công ty có dư nợ lớn tại BIDV.

7 công ty này có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu. Quá trình cho vay, BIDV đã có nhiều vi phạm, nhưng hiện tại ngân hàng này vẫn đang đôn đốc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

Tổng dư nợ của 7 doanh nghiệp này tại BIDV tạm tính lên đến hơn 5.730 tỷ đồng. Cùng với dư nợ tại BIDV, 7 doanh nghiệp này cũng đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác.

Cụ thể, Công ty Cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) có dư nợ tại BIDV là hơn 1.837 tỷ đồng và dư nợ tại 7 tổ chức tín dụng khác là 3.350 tỷ đồng (gồm Vietinbank hơn 1.234 tỷ đồng, VIB 224,5 tỷ đồng, MBBank là 224,5 tỷ đồng, OceanBank là 336,7 tỷ đồng, PVCombank là 1.059 tỷ đồng, VRB hơn 155 tỷ đồng, The Siam Commerical Bank là 114,5 tỷ đồng. Hiện công ty này đã dừng hoạt động, không có khả năng trả nợ.

Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên dư nợ tại BIDV hơn 355 tỷ đồng, công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần.

Công ty Cổ phần nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai dư nợ tại BIDV là 723 tỷ đồng; dư nợ tại 4 tổ chức tín dụng khác là 2.588 tỷ đồng (Sacombank 262 tỷ, VPBank 1.781 tỷ, NCB 300 tỷ, TPBank 544 tỷ).

Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Vy có dư nợ tại BIDV là 412 tỷ đồng và dư nợ tại 1 tổ chức tín dụng khác là BaoVietBank 423 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thuận Thảo – Nam Sài Gòn có dư nợ tại BIDV là 230 tỷ đồng. Công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần nhưng vẫn không trả được nợ.

Công ty Cổ phần Tiến Phước và 990 có dư nợ tại BIDV là 1.823 tỷ đồng và dư nợ tại 4 tổ chức tín dụng khác là 273 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thép Vạn Lợi có dư nợ tại BIDV là 350 tỷ đồng, hiện vẫn còn tài sản bảo đảm và đang trong giai đoạn tái cơ cấu.

Theo cơ quan điều tra, việc ra quyết định tách vụ án hình sự trên để chuyển cho Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước quản lý, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm, cùng các khoản cấp tín dụng khác đã được nêu tại Kết luận Thanh tra số 3571/KL-TTGSNH1 ngày 20/10/2017 của Cơ quan TTGS NHNN.

Trên cơ sở kết quả xử lý, thu hồi nợ, nếu Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước xác định có sai phạm và thiệt hại, có dấu hiệu tội phạm hình sự, đề nghị chuyển Cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thịt lợn Nhật về Việt Nam, hàng đông lạnh giá 1 triệu đồng/kg

Thịt lợn nhập khẩu xuất hiện tràn ngập thị trường những tháng gần đây. Song, để thưởng thức được loại thịt lợn Nhật Bản, người tiêu dùng phải chi từ 950.000-1.100.000 đồng/kg. 
 

Khoảng nửa năm trở lại đây, dịch tả lợn châu Phi hoành hành đã khiến giá thịt lợn ngày càng đắt đỏ. Tại các khu chợ truyền thống cũng như hệ thống siêu thị, các mặt hàng thịt lợn nội địa có giá dao động 150.000-320.000 đồng/kg tuỳ loại.

Bên cạnh đó, các loại thịt lợn nhập khẩu cũng được rao bán tràn ngập trên thị trường với giá chỉ từ 70.000-130.000 đồng/kg.