Đáng nói, doanh thu hoạt động tài chính của L14 quý này đạt 7,2 tỷ đồng, dù cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, nhưng quá thấp so với 148 tỷ đồng đã ghi nhận trong quý 1, là lãi đầu tư cổ phiếu.
Chưa dừng lại ở đó, chi phí tài chính của L14 tăng rất mạnh lên 402 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẻn vẹn 65 triệu đồng và quý liền trước là 16 tỷ đồng. Chiếm 375 tỷ đồng là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, còn 23,4 tỷ đồng là lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
![]() |
L14 cho biết nguyên nhân thua lỗ là vì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng mảng đầu tư tài chính, trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến kém khả quan. Tuy nhiên, L14 khẳng định tất cả các mã chứng khoán đang đầu tư đều là doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về các dự án bất động sản, có nền tảng tài chính vững mạnh, có thương hiệu, uy tín trên thị trường.
Vì thế, L14 xác định đầu tư ổn định lâu dài, khi thị trường phát triển tốt sẽ linh hoạt trong điều hành kinh doanh để đạt hiệu quả.
Hết quý 2, L14 không công bố danh mục đầu tư chứng khoán của mình. Nhưng tại báo cáo tài chính kiểm toán 2021, L14 đã tiết lộ danh sách nắm giữ đến cuối năm, bao gồm gần 7,8 triệu cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O; 2,9 triệu cổ phiếu DIG của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp). Với giá gốc là hơn 486 tỷ đồng, khoản đầu tư lúc đó có mức lãi dự tính gần 330 tỷ đồng.
Sau 6 tháng đầu năm 2022, danh mục chứng khoán của L14 tăng giá trị gốc lên 688 tỷ đồng. Với dự phòng giảm giá chứng khoán là 375 tỷ đồng, các cổ phiếu L14 đang sở hữu đã lỗ khoảng 55%.