Lên núi đào măng, bất ngờ đào được viên đá gần 2.000 tỷ

Một lão nông họ Lưu ở Chiết Giang, Trung Quốc khi lên núi đào măng đã vô tình tìm thấy một hòn đá màu vàng có giá gần 2.000 tỷ.

Được biết Lão Lưu là một nông dân ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thường lên núi đào măng để ăn hoặc ra chợ bán kiếm thêm ít tiền. Sau những cơn mưa mùa xuân, nhiều loại thực vật sẽ bước vào mùa sinh trưởng mới và măng là một trong số đó. Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.

Len nui dao mang, bat ngo dao duoc vien da gan 2.000 ty

Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.

Lão Lưu lên núi đào măng như ngày thường, cuốc vừa bổ xuống, ông đột nhiên phát hiện dưới đất có gì khác lạ. Cuốc của ông đụng phải thứ gì đó, lão Lưu cảm nhận được nó có kết cấu không giống với măng. Ông liền bới lớp đất xung quanh vật thể lạ đó để lấy nó lên.

Sau khi bới lớp đất xung quanh, ông nhận thấy đó là một hòn đá. Lão Lưu toan vứt hòn đá này đi nhưng ông chợt thấy nó có màu sắc khá đẹp mắt. Vì vậy, lão nông quyết định bỏ hòn đá vào giỏ mang về nhà.

Sau khi mang về nhà, ông Lưu đem hòn đá đi rửa sạch và nhận thấy nó có bề mặt nhẵn bóng và trông có vẻ là loại đá quý khi có màu sắc khác lạ. Ông từng nghe về một số trường hợp nhặt được hòn đá tưởng vô giá trị nhưng thực chất lại là loại đá quý có giá trị rất cao. Thế nên ông đã tìm tới các chuyên gia địa chất học của địa phương để nhờ kiểm định.

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm. Đá Điền Hoàng được biết đến như một trong những loại đá đứng đầu trong danh mục đá quý của Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu vàng là biểu tượng của quyền lực, sự tôn quý và giàu có nên họ rất ưa chuộng sưu tầm đá điền hoàng. Ở thời phong kiến, các vị vua và giới quý tộc thường sử dụng loại đá này làm ấn triện.

Len nui dao mang, bat ngo dao duoc vien da gan 2.000 ty-Hinh-2

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm.

Đá Điền Hoàng vô cùng khan hiếm, nhất là vào thời nay. Hòn đá của ông Lưu nhặt được không chỉ có kích thước lớn mà còn là hàng thượng phẩm. Chuyên gia cũng nhận định, viên đá Điền Hoàng này có thể coi như là một kho báu vô giá. Theo ước tính của họ, khối đá Điền Hoàng mà lão Lưu nhặt được có giá khoảng 580 triệu NDT (tương đương hơn 1.912 tỷ đồng).

Cả tỉnh chưa ai dám thử, liều chơi lớn thu lãi tiền tỷ

Một lão nông ở miền Tây tiên phong nuôi cá chình - loài cá còn xa lạ với nhiều người vào những năm đầu 2000; không ngờ ông thu tiền tỷ.

 Giữa trưa hè tháng 7, ông Nguyễn Hữu Ánh, (65 tuổi), xách xô đựng hơn 10kg cá rô phi đi về phía trang trại nuôi cá chình rộng hơn 5ha ở xã Tân Thành, TP. Cà Mau (Cà Mau) để cho cá ăn. Ông Ánh khoe mình vừa bán tát 4 ao cá chình, thu về 2,7 tỷ đồng.

Lão nông Cà Mau kể, trước đây gia đình ông làm lúa, thu nhập khá thấp. Sau đó, ông chuyển sang nuôi cá bống tượng, thu nhập tương đối khá. Năm 2000, ông Ánh bắt đầu nuôi cá chình, sau khi được một người cháu giới thiệu về loài cá này.

Thời điểm đó, ở Cà Mau chưa có mô hình nuôi cá chình nước ngọt nên ban đầu ông Ánh rất phân vân, sợ không có đầu ra. “Ban đầu, gia đình tôi, nhất là vợ tôi, phản đối dữ lắm vì sợ nuôi cá chình rồi bán không ai mua. Sau nhiều lần thuyết phục, bà xã tôi mới đồng ý cho nuôi cá chình”, ông Ánh kể.

Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty
Ông Nguyễn Hữu Ánh, người được xem nuôi cá chình đầu tiên ở Cà Mau.
 Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty-Hinh-2
Ông Ánh cho cá chình ăn cá rô phi đã được cắt nhỏ.

Ban đầu, ông Ánh mua 20kg cá chình giống (loại 20 con/kg) từ Khánh Hòa về thả nuôi trong ao. Ông tự tay bắt cá, tép về làm thức ăn cho cá. “Thả nuôi cá chình, lòng tôi cũng thấp thởm, hồi hộp lắm vì sợ tới ngày cá chình lớn mà thương lái không mua là tiêu luôn”, ông Ánh kể.

Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm nên chuyện nuôi cá chình đối với ông Ánh không quá khó khăn.

Sau 18 tháng thả nuôi, ông Ánh tát ao, thu hoạch 330 con cá chình, trọng lượng 1-3 kg/con, bán được 65 triệu đồng. “Từ 3,5 triệu cá giống ban đầu, sau 18 tháng nuôi, tôi thu về 65 triệu đồng. Thấy lợi nhuận quá cao, tôi quyết định trích ra 40 triệu đồng phát triển quy mô nuôi cá chình”, ông Ánh nói và cho biết, 65 triệu đồng vào thời điểm đầu những năm 2000 tương đương hơn 20 lượng vàng.

Do nhu cầu thị trường tăng cao, giá cá chình luôn ở mức 500.000-600.000 đồng/kg trong thời gian dài nên nuôi con cá này giúp ông thu lãi tiền tỷ. Cũng từ đây, mô hình nuôi cá chình ở Cà Mau phát triển mạnh.

Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty-Hinh-3
Ông Ánh trở thành tỷ phú nhờ vào nuôi cá chình.

Năm 2019, ông Ánh bỏ ra hơn 8 tỷ đồng mua 5ha đất năng suất thấp tại xã Tân Thành để đào ao (mỗi ao rộng 800m2) mở rộng trang trại nuôi cá.

“Mỗi ao tôi thả nuôi 1.000 con cá chình giống. Sau 8 tháng, tùy vào kích cỡ của từng con cá mà tôi phân đàn, tách sang những ao khác. Từ lúc thả giống đến khi thu hoạch, cá phải được chuyển ao hai lần. Việc này giúp làm sạch đáy ao, cá chình lớn nhanh, ít hao hụt”, ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, cá chình dễ nuôi, rất ít bệnh, thức ăn chủ yếu là cá rô phi. Tuy nhiên, giá con giống khá cao, lại phải nuôi đến 18 tháng mới thu hoạch.

Ông tiết lộ, kỹ thuật nuôi cá chình lớn nhanh là khi đào ao xong, phải lấy nước vào ngâm 15-20 ngày, rồi bơm ra, đưa nước mới vào. Sau đó, dùng vôi bột để xử lý nước. Mực nước phù hợp để nuôi cá chình khoảng 1,6m. Đặc biệt, để hạn chế cá chình bị bệnh đường ruột, ông Ánh cho cá ăn cách ngày, theo giờ cố định.

“Cá chình nặng từ 700-900 gram/con là cá loại hai, giá bán 440.000 đồng/kg; còn cá từ 1 kg/con trở lên có giá 550.000 đồng/kg”, ông Ánh cho hay.

Hiện mỗi năm, ông Ánh cung ứng ra thị trường khoảng 4 tấn cá chình, thu về tiền tỷ.

Nhặt được hòn đá giống củ hành, vỡ òa khi biết là báu vật

Trong lúc leo núi, một người đàn ông ở Trung Quốc nhặt được một hòn đá giống củ hành. Ban đầu, ông cứ ngỡ đó là hòn đá bình thường. Thế nhưng, khi đập tảng đá ra, ông phát hiện bên trong là báu vật.

Một người đàn ông họ Lu sống tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc bất ngờ tìm được báu vật sau khi nhặt được một hòn đá trong lúc leo núi. Theo lời kể của người này, ông bị thu hút bởi một hòn đá trông giống củ hành. Do đó, ông nhặt nó lên và cảm thấy tò mò nên đã dùng chiếc cuốc mang theo để đập hòn đá xem bên trong có gì.

Lên núi đào măng, lão nông bất ngờ đào được viên đá 2.000 tỷ

Một lão nông họ Lưu ở Chiết Giang, Trung Quốc vô tình tìm thấy một hòn đá màu vàng có giá gần 2.000 tỷ.

Được biết Lão Lưu là một nông dân ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thường lên núi đào măng để ăn hoặc ra chợ bán kiếm thêm ít tiền. Sau những cơn mưa mùa xuân, nhiều loại thực vật sẽ bước vào mùa sinh trưởng mới và măng là một trong số đó. Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.