Lầu Năm Góc: Vũ khí Trung Quốc vượt trội hơn Mỹ

Báo cáo "Đánh giá Phòng thủ Tên lửa" (MDR) của Mỹ, công bố ngày 17/1, gọi Triều Tiên là "mối đe dọa đặc biệt", 7 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã loại bỏ được mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
 

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, Cơ quan Tình báo quân đội Mỹ đánh giá Trung Quốc trong những năm gần đây đã đẩy mạnh phát triển quân sự, một phần bắt nguồn từ việc Bắc Kinh ép các đối tác nước ngoài chuyển giao bí mật công nghệ để đổi lại được kinh doanh tại thị trường 1,3 tỷ dân.
Lau Nam Goc: Vu khi Trung Quoc vuot troi hon My
Tên lửa đưa máy bay siêu thanh Starry Sky 2 của Trung Quốc lên bầu trời trong năm 2018. Ảnh: SCMP 
Bản báo cáo của Cơ quan Tình báo quân đội Mỹ kết luận: “Ở một số mảng vũ khí, Trung Quốc thậm chí dẫn đầu thế giới”.
Tuy nhiên, một quan chức Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc chưa hề tham gia bất cứ cuộc chiến tranh nào trong 40 năm do vậy lực lượng vũ trang hùng hậu của quốc gia này vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm thực địa.
Bản báo cáo cũng đề cập đến việc Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm trung và tầm xa có khả năng tấn công mục tiêu ở nhiều địa điểm trên toàn cầu. Đến năm 2025 những máy bay ném bom tàng hình này nhiều khả năng đạt tiêu chuẩn ban đầu để đi vào hoạt động.
Một quan chức Lầu Năm Góc cũng bổ sung rằng Trung Quốc vẫn giữ kín nhiều bí mật về việc phát triển vũ khí bằng phương thức nghiên cứu ở những cơ sở đặt dưới mặt đất, tránh “mắt thần” của các vệ tinh.

Sức mạnh súng ngắn K-14 Việt Nam sản xuất

Trong những năm qua, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều loại súng khác nhau, trong đó có khẩu K-14.

Theo những thông tin được công khai, khẩu súng ngắn K-14 là sản phẩm của Nhà máy Z111 được sản xuất dựa trên nguyên mẫu súng ngắn K-54. Hiện nay, các khẩu súng ngắn K-54 trang bị trong quân đội chủ yếu do nước ngoài viện trợ từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua thời gian dài sử dụng đã xuống cấp, không đạt chất lượng và thiếu hụt về số lượng.

Nhật Bản tăng tốc hiện đại hóa quân đội

Sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nhiều cuộc tranh luận trong nước về hiến pháp của Nhật Bản, cũng như sức ép về mặt quân sự từ các quốc gia đối địch trong khu vực Đông Á.

Trong bối cảnh các mối quan hệ ngoại giao nhạy cảm như hiện nay, Nhật Bản sẽ không chỉ đích danh đối thủ tiềm năng khiến cho quân đội nước này phải thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển và trên không.
Đối thủ đáng gờm nhất

Người bạn chiến đấu "thủy chung" của QĐND Việt Nam

Trên chặng đường gian khó của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở hai nước, Quân đội Nhân dân Lào cũng trở thành người bạn chiến đấu thủy chung, son sắt của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân (QĐND) Lào đã lập nhiều chiến công vẻ vang, hoàn thành vai trò lịch sử được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào giao phó. Trên chặng đường gian khó của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở hai nước, Quân đội Nhân dân Lào cũng trở thành người bạn chiến đấu thủy chung, son sắt của QĐND Việt Nam.
Ngày 25-8-1969, Mỹ mở chiến dịch Cù Kiệt tập trung lực lượng rất lớn để giành lại Cánh đồng Chum. Đây là cố gắng lớn nhất của Mỹ và tay sai Lào so với bất kỳ một cuộc hành quân nào trước đó. Địch đã huy động 20 tiểu đoàn đặc biệt với 12.000 quân (trong đó phải kể đến 4 tiểu đoàn biệt kích, 1 tiểu đoàn cơ động, 3 tiểu đoàn thám kích đặc biệt, 6 tiểu đoàn phỉ), cùng với 5.000 quân Thái Lan mặc quân phục ngụy Lào. Có cả máy bay B52 và 5 đại đội máy bay chiến đấu, 100 máy bay lên thẳng với lực lượng pháo binh hùng mạnh do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chỉ huy.