
Ảnh: Zing

Tòa lâu đài khổng lồ nằm trên khu đất rộng 2.000 m2, nổi bật với thiết kế mang đậm phong cách Châu Âu cổ điển. Ảnh: Facebook

Mặt tiền công trình dài khoảng 60m là mặt của quốc lộ 1. Mặt sàn xây dựng của tòa nhà khoảng 1.700 m2, phía sau là hồ nước lớn, xung quanh như một công viên, bên ngoài có tường bao. Ảnh: Zing

Lượng vật liệu xây dựng đổ vào tòa lâu đài ước khoảng 1.000 tấn sắt, 4.000 - 5.000 tấn xi măng và hàng chục nghìn tấn cát, gạch. Ảnh: Facebook

Với chiều cao tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn 15.000m2, lâu đài Thành Thắng là công trình nhà ở lớn nhất, cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Internet

Lâu đài Thành Thắng được xây dựng dựa trên ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ. Ảnh chụp màn hình NhaTo

Sảnh đón khách tráng lệ với toàn bộ trần phía trên ốp gỗ và đèn chùm dát vàng. Ảnh chụp màn hình NhaTo

Chiều cao từ mặt sàn đến trần tương đương tòa nhà 11 tầng (khoảng 45 mét). Ảnh: Facebook

Mái vòm với nhiều chi tiết dát vàng là điểm nhấn nổi bật khi vào nhà. Ảnh: Facebook

Hai bên cầu thang bằng gỗ gõ đỏ với 4 trụ cột chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh chụp màn hình NhaTo

Phòng tiếp khách có diện tích tương đương một căn chung cư, bàn ghế đa phần được sản xuất thủ công tại Việt Nam. Ảnh: Facebook

Đáng chú ý, tầng hầm còn có chỗ cắt tóc, thuê thợ về làm riêng cho gia chủ. Ảnh chụp màn hình NhaTo

Ngoài ra, tòa lâu đài còn nhiều không gian khác như phòng ăn lớn chứa hơn 20 người, phòng karaoke, phòng xem phim, thư viện... Ảnh chụp màn hình NhaTo

Đặc biệt, toà nhà có đến gần 20 phòng ngủ, đều lộng lẫy và xa hoa không khác gì của vua chúa, trong khi chỉ có 4 người ở, còn lại là giúp việc và bảo vệ. Ảnh: Facebook

Nếu vào trong cung điện mà không có bản đồ thì rất dễ bị lạc. Ảnh: Facebook