Lắp camera, ghi âm để giám sát cán bộ, chống “tham nhũng vặt“

(VietnamDaily) - Ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin...

Sáng 27/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 10 của Thủ tướng về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến rõ rệt và đã có sự chuyển biến tích cực, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức và cơ chế lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được hoàn thiện.
Lap camera, ghi am de giam sat can bo, chong “tham nhung vat“
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất lắp camera, ghi âm giám sát cán bộ, chống "tham nhũng vặt".
Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã có chuyển biến tích cực, nhất là việc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án lớn, được xã hội quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định.
Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan. Điều này đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém. Thấy rõ nhất ở một số lĩnh vực như: Thuế, hải quan, quản lý đất đai, cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, quản lý đầu tư, quản lý môi trường, xây dựng, cảnh sát giao thông, thanh tra chuyên ngành và một số đơn vị...
Còn tình trạng người dân, doanh nghiệp vì muốn được giải quyết công việc của mình, đã dễ dàng tiếp tay cho những hành vi sai trái của cán bộ, công chức, viên chức.
Trong những giải pháp được đưa ra để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại như ghi âm, ghi hình… Khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý.

Thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm: Có rất nhiều sai phạm

(Vietnamdaily) - Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, TP.HCM.

Toàn văn Kết luận Thanh tra như sau:

Sĩ tử Sài Gòn ôm bạn khóc vì không kịp thời gian làm bài

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết: Nguyên nhân dẫn đến sự cố thiếu mã đề thi là do sơ sót ở khâu in sao.

Chiều 26/6, các thí sinh tại TP HCM đã hoàn thành bài thi môn Ngoại ngữ, kết thúc ngày thi thứ hai kỳ thi THPT năm 2019.

Ngày thi thứ hai, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết: Đối với bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, môn Vật lý có có hơn 42.750 thí sinh dự thi (đạt 99,38%), môn Hóa học có gần 43.200 (đạt 99,42%), môn Sinh học có hơn 42.630 (đạt 99,61%); riêng môn thi Ngoại ngữ buổi chiều có gần 63.670 (đạt 99, 42%).

Cận cảnh con đường do ông Tất Thành Cang ký với nhà đầu tư ở Thủ Thiêm

(Vietnamdaily) - Sau 6 năm đầu tư, 4 con đường trong Khu thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP. HCM) bị chậm tiến độ, một số hạng mục vẫn ngổn ngang.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn tại quận 2 (TP. HCM) với tổng diện tích 657 ha. Nơi này được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của TP.HCM, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp, có vị trí quốc tế…

Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang trở thành mảnh đất "vàng" thực sự cho các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trong thời gian gần đây, một trong những cái tên doanh nghiệp được nhắc đến với dự án "khủng" tại Thủ Thiêm chính là Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh (gọi tắt Công ty Đại Quang Minh). Đây là Công ty của đại gia Trần Đăng Khoa (thường được biết đến với biệt danh Khoa “khàn”, Khoa “Keangnam”).

Cụ thể, Công ty Đại Quang Minh được giao xây dựng 4 tuyến đường tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có tổng chiều dài 11,9 km, tổng mức đầu tư 12.182 tỉ đồng.

 Các tuyến đường này đặt ký hiệu R1 (đại lộ vòng cung), R2 (đường ven hồ trung tâm), R3 (đường ven sông Sài Gòn), R4 (đường vùng châu thổ). Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, đây là những con đường "dát vàng" bởi chưa có dự án giao thông nào cao giá đến vậy.

Theo tìm hiểu, với hình thức hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng) sau khi xây dựng 4 tuyến đường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP. HCM đồng ý giao cho nhà đầu tư 79 ha đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông) để phát triển các dự án bất động sản thương mại.

Được biết, doanh nghiệp tham gia vào dự án đổi hạ tầng giao thông lấy đất như đề cập từ một hợp đồng với UBND TP.HCM. Đáng lưu ý, người ký vào văn bản quan trọng BT này là ông Tất Thành Cang, khi đó là ủy viên UBND TP.HCM, Giám đốc sở Giao thông vận tải TP.

Tiếp đó, ngày 19/6/2015, doanh nghiệp của ông Khoa “khàn” và UBND TP.HCM tiếp tục ký kết Hợp đồng BT thực hiện dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Tổng mức đầu tư là 3.082 tỷ đồng, xây dựng dự án có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài 1.465 m, trong đó phần cầu dài 885,7 m.

Đổi lại, nhà đầu tư được giao quỹ đất với tổng diện tích 26 ha tại khu chức năng số 6 (Khu đô thị mới Thủ Thiêm) để thực hiện các dự án bất động sản thương mại.

Tổng cộng, nhà đầu tư đã được giao 105 ha đất tại Thủ Thiêm, nơi được coi là đất vàng tại TP.HCM.

Ngày 25/6, Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong số những khuyết điểm, vi phạm mà Thanh tra Chính phủ phát hiện ra, có sai phạm trong xây dựng bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.