Lãnh đạo Trung-Hàn ra tuyên bố chung chống Triều Tiên

(Kiến Thức) - Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc ra tuyên bố chung thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Theo đó, tại buổi họp báo chung sau cuộc họp ngày 3/7, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sự phản đối của họ đối với một vụ thử hạt nhân khác có thể của Triều Tiên cũng như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay với Tổng thống Park Geun-hye trong buổi họp báo chung ngày 3/7 ở Seoul.
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay với Tổng thống Park Geun-hye trong buổi họp báo chung ngày 3/7 ở Seoul.
“Hai chúng tôi cùng chia sẻ quan điểm chung rằng, chúng ta cần phải thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn một vụ thử hạt nhân khác từ Bình Nhưỡng”, bà Park phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Tập.
Bà Park cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hàn Quốc là “một thông điệp rõ ràng” gửi tới Triều Tiên trong khi nước này đang gia tăng căng thẳng bằng các đợt phóng thử tên lửa tầm ngắn và liên tục đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4.
Hai lãnh đạo đồng thời nhất trí sẽ làm hết sức mình để tạo ra môi trường tích cực cho việc tái khởi động lại vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân củaTriều Tiên vốn bị đình trệ khá lâu này.
“Các quốc gia liên quan nên theo đuổi đều đặn cuộc quá trình đàm phán 6 bên và tổ chức các cuộc hội đàm song phương, đa phương cũng như giải quyết các mối quan ngại chung”, nữ Tổng thống Hàn cho hay.
Ông Tập Cận Bình có mặt tại Seoul từ ngày 3/7 để bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước kéo dài hai ngày tại nước này.. Đây là lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc tới thăm Hàn Quốc trước khi sang Triều Tiên kể từ khi Bắc Kinh và Seoul thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố chung, bao gồm các thỏa thuận chính đạt được trong cuộc đàm phán của họ. Và hai nước cũng nhất trí đi tới một thỏa thuận thương mại tự do song phương vào cuối năm nay.

Ngoạn mục cảnh xả bùn trên sông Hoàng Hà

(Kiến Thức) - Cảnh xả bùn tại đập thủy điện trên sông Hoàng Hà ở Trung Quốc luôn thu hút được nhiều khách du lịch tới chiêm ngưỡng.

Đập thủy điện Xiaolangdi được xây dựng tại vùng hạ lưu của sông Hoàng Hà, đoạn chạy qua thành phố Tây Nguyên, Trung Quốc.
Đập thủy điện Xiaolangdi được xây dựng tại vùng hạ lưu của sông Hoàng Hà, đoạn chạy qua thành phố Tây Nguyên, Trung Quốc.

Chuyên gia TQ: Triều Tiên “đánh chết, nết không chừa”

Đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong-hae (trái) hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình.
 Đặc phái viên Triều Tiên Choe Ryong-hae (trái) hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trả lời phỏng vấn Global Times, Zhang Liangui cho rằng về căn bản, Đặc phái viên Triều Tiên, Phó nguyên soái Choe Ryong-hae không cho thấy có một sự thay đổi lớn trong lập trường vốn có của Bình Nhưỡng và một lần nữa, Triều Tiên lại chơi “con bài Trung Quốc”.

Cận cảnh máy bay Su-25 Nga “cứu giúp Iraq”

(Kiến Thức) - Tối ngày 28/5, Iraq vừa nhận được 5 máy bay Su-25 mua từ Nga trong nỗ lực chống lại phiến quân ISIL.

Thủ tướng Iraq Nouri Maliki hy vọng máy bay chiến đấu mua được từ Nga và Belarus sẽ giúp Iraq chống lại được phiến quân.

Thủ tướng Iraq Nouri Maliki hy vọng máy bay chiến đấu mua được từ Nga và Belarus sẽ giúp Iraq chống lại được phiến quân. 


Các quan chức Iraq cho biết, chuyên gia Nga cũng đã tới Iraq để giúp nước này nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu Nga vào tham gia đẩy lùi phiến quân Sunni. Trong ảnh là máy bay Su-25 được chuyển ra từ máy bay chở hàng từ Nga.

Các quan chức Iraq cho biết, chuyên gia Nga cũng đã tới Iraq để giúp nước này nhanh chóng đưa máy bay chiến đấu Nga vào tham gia đẩy lùi phiến quân Sunni. Trong ảnh là máy bay Su-25 được chuyển ra từ máy bay chở hàng từ Nga.


Hành động mua máy bay Nga được coi là lời quở trách của Iraq dành cho Mỹ vì nước này chậm chạp trong việc cung cấp F-16 và máy bay trực thăng tấn công cho Iraq.

Hành động mua máy bay Nga được coi là lời quở trách của Iraq dành cho Mỹ vì nước này chậm chạp trong việc cung cấp F-16 và máy bay trực thăng tấn công cho Iraq.


Iraq cho biết nước này mua 12 máy bay chiến đấu Su-25 từ Nga.

Iraq cho biết nước này mua 12 máy bay chiến đấu Su-25 từ Nga.


Iraq từng sử dụng máy bay chiến đấu Su-25 với tần suất cao trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980 nhưng kể từ năm 2002, Su-25 đã bị ngừng hoạt động ở Iraq.

Iraq từng sử dụng máy bay chiến đấu Su-25 với tần suất cao trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980 nhưng kể từ năm 2002, Su-25 đã bị ngừng hoạt động ở Iraq.