Thoái vốn khỏi SJE, loạt lãnh đạo Sông Đà 11 đồng loạt từ nhiệm

(Vietnamdaily) - CTCP Sông Đà 11 (SJE) vừa cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm của một loạt lãnh đạo cấp cao.

Theo đó, ông Trần Văn Ngư từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2019 - 2024 với lý do không sắp xếp được thời gian cho công việc.
Cùng ngày 29/9, ông Phạm Viết Cường cũng viết đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024 vì lý do cá nhân. Hai cán bộ cấp cao khác là Trưởng ban kiểm soát là ông Nguyễn Vũ Hải và thành viên Ban kiểm soát là Trần Thị Hằng cũng có đơn từ nhiệm lên công ty.
Thoai von khoi SJE, loat lanh dao Song Da 11 dong loat tu nhiem
 
Trước đó ngày 5/8, ông Trần Văn Ngư, Phó Chủ tịch đã hoàn tất bán ra toàn bộ 1,6 triệu cổ phiếu SJE, tương ứng tỷ lệ 7,37% vốn điều lệ.
Tương tự, ông Phạm Viết Cường, Thành viên HĐQT và vợ đã bán lần lượt 173.000 và 241.000 cổ phiếu SJE trong giai đoạn từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9/2022.
Còn bà Trần Thị Hằng, cùng người anh đã bán ra gần như tổng số 680.000 cổ phiếu đang nắm giữ. Đồng thời, ông Nguyễn Vũ Hải và vợ cũng chuyển nhượng xong hết số cổ phiếu đang sở hữu vào đầu tháng 8.
Tình hình kinh doanh của SJE không mấy khả quan. Lũy kế nửa đầu năm 2022, Sông Đà 11 báo doanh thu đạt 433 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận sau thuế thu về 61,4 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Sông Đà 11 cho biết, thị trường xây lắp điện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, việc triển khai đầu tư các dự án của ngành điện đang hạn chế đã làm ảnh hưởng đến công tác đấu thầu, trúng thầu của đơn vị.
Trong đó, tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 Thăng Long (công ty con do SJE sở hữu 100% vốn điều lệ) rất khó khăn, nhiều công trình chậm tiến độ do không có vốn thi công.

VN-Index giằng co, kết phiên 4/3 trên mốc tham chiếu

(Vietnamdaily) - VN-Index tiếp tục hành trình tích lũy tạo lập mặt bằng giá mới, thị trường vẫn dao động giằng co với xu hướng phân hóa đang chi phối hầu hết mọi nhóm ngành.
 
 

Kết thúc phiên giao dịch 4/3, VN-Index tăng 0,33 điểm (+0,02%) lên 1.505,33 điểm. HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,28%) lên 450,59 điểm. UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,09%) lên 113,29 điểm.

Nhóm bán lẻ MSN, VRE và cổ phiếu ngân hàng VPB, BID, EID trong nhóm VN30 tăng điểm, tại chiều giảm, GAS, SAB đồng loạt đỏ giá tạo sức ép lớn lên thị trường chung. Nhiều mã khác như KDH, MBB, GVR, MWG, VJC giảm mạnh, thu hẹp phần nào đà tăng của chỉ số.

Mặc cho Ban lãnh đạo trấn an, cổ phiếu SJF tiếp tục nằm sàn phiên sáng 20/6

(Vietnamdaily) - Ban lãnh đạo SJF cho rằng nguyên nhân chính và quan trọng nhất dẫn đến tình trạng cổ phiếu Công ty giảm sàn liên tiếp là thị trường chung đang giảm mạnh.

Ghi nhận trong phiên giao dịch từ 13-17/6, cổ phiếu SJF đã có 5 phiên nằm sàn liên tiếp, mở cửa phiên giao dịch 20/6, cổ phiếu này tiếp tục lao dốc về 5.910 đồng/cp.

Với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá cổ phiếu tiếp tục nối dài đà điều chỉnh sau khi tạo đỉnh hồi tháng 3/2022. Kể từ phiên lập đỉnh (28/3) đến nay, giá cổ phiếu SJF đã giảm gần 70%.

Tổng giá trị trái phiếu DN quý 3 giảm tốc 71%, BIDV và OCB chiếm gần 13.500 tỷ

(Vietnamdaily) - Các DN có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý đều là các ngân hàng, bao gồm: BIDV (6.867 tỷ đồng), OCB (6.600 tỷ đồng) và VietinBank (4.210 tỷ đồng).

Trong báo cáo về trái phiếu, Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết tổng giá trị TPDN phát hành trong quý 3 đạt mức 60.635 tỷ đồng, giảm mạnh 50,5% so với quý trước, giảm mạnh 70,9% so cùng kỳ. Tỷ lệ phát hành thành công đạt 98,9%. Trong đó, tỷ lệ trái phiếu phát hành riêng lẻ và công chúng lần lượt là 97,4% và 2,6%.

Trong Quý 3, có 42 doanh nghiệp (DN) phát hành tổng cộng 59.032 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm mạnh 51,7% so với quý trước, và giảm 71,1%. Các DN có giá trị phát hành (GTPH) trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong quý đều là các ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (6.867 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Phương Đông (6.600 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (4.210 tỷ đồng).