Lăn kim, tiêm tế bào gốc, coi chừng “nát” mặt

"Chỉ 70.000 đồng, bạn sẽ có ngay một ống tế bào gốc “từ Hàn Quốc” giúp hồi phục da lão hóa, làm da căng mọng, đỡ nám" - có đúng thế không?

Có bao nhiêu loại tế bào gốc?
TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới giúp duy trì sự sống cho con người.
Lan kim, tiem te bao goc, coi chung "nat" mat
 Ảnh minh họa.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số nguồn tế bào gốc:
- Tế bào gốc được phân lập từ thụ tinh ống nghiệm, hay từ phôi thai. Đây là tế bào gốc "gốc nhất";
- Tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy ở hầu hết các mô của người trưởng thành, như tủy xương, da, lớp thượng bì, mỡ, máu…
Vai trò chủ yếu của các tế bào gốc thứ cấp này là duy trì và sửa chữa bộ phận cơ thể mà ở đó chúng được tìm ra.
Ví dụ như giới hạn của lớp thượng bì từ lớp đáy đến lớp sừng, thì tế bào gốc thượng bì sẽ sản xuất tế bào mới bù đắp lại những tế bào bị tổn thương hoặc bong tróc trong chu chuyển của các tế bào sừng;
- Tế bào gốc tự thân dễ lấy, ví dụ như mỡ, được chiết xuất sau đó qua quá trình ly tâm loại đi mô mỡ và tạp chất sẽ ly trích được các tế bào gốc từ mô mỡ và có thể được bơm ngược lại vào cơ thể tùy vào từng mục đích sử dụng;
- Tế bào gốc đồng loại: hình thức này giống như hình thức hiến tủy hoặc nội tạng từ người khỏe sang người bệnh có tác dụng chữa lành một số bệnh. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ khó do tính tương thích nên xảy ra nguy cơ bị thải trừ, dị ứng…;
- Tế bào gốc khác chủng loại: Đây vẫn đang là dấu hỏi lớn của các nhà khoa học chưa được giải đáp.
Trên thế giới có một số trung tâm nghiên cứu và chiết xuất tế bào gốc từ gà, thay đổi bản chất tế bào và tiêm vào cơ thể người để trị bệnh. Tuy nhiên, những tế bào gốc này vẫn chưa được chứng nhận chính quy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
- Tế bào gốc từ thực vật: hiện nay vẫn đang lan truyền chủ yếu tế bào gốc thực vật có chiết xuất từ táo, tảo biển…
Tuy nhiên, cơ thể người có hàng tỷ tế bào sống, khả năng nhận tín hiệu và hoạt động rất phức tạp. Trong khi đó, thực vật là những sinh vật sống đơn giản. Vậy thì làm sao tế bào gốc từ thực vật đáp ứng?
Hỏi gì cũng "không biết"!
Khi hỏi về xuất xứ ống tế bào gốc, L.H.M (người rao bán trên Facebook) khẳng định: "Mình nhập trực tiếp từ Hàn Quốc về".
Nhưng khi hỏi sâu hơn là ống này được nhập qua đường nào, thành phần trong ống này gồm những gì, tế bào gốc được chiết xuất từ đâu thì M. đều trả lời "không biết".
Ngay cả một thẩm mỹ viện trong một con hẻm trên đường Trần Hưng Đạo, nhân viên cũng tư vấn rằng "da chị lỗ chân lông to, lăn kim, sau đó tiêm tế bào gốc của bên em nhập từ Nhật về đảm bảo da căng mọng, chân lông se khít, da rất đẹp còn chống lão hóa da về già cho chị nữa".
"Nhập từ Nhật nhưng thành phần của nó là gì vậy em?"- khách hỏi. Nhân viên cũng trả lời là không biết, chỉ biết được chủ hướng dẫn là tốt cho da và đảm bảo 100% ai làm xong cũng đều đẹp, chỉ cần kiên trì 2 lần/ tháng và kiêng cữ nắng, chăm sóc da theo hướng dẫn.
Làm đẹp bằng tế bào gốc - trào lưu tâm lý
Theo bác sĩ Vân Thanh, tế bào gốc được bảo quản ở nhiệt độ -80 độ C, sau đó được hồi phục sống trong cơ thể. Trong khi các sản phẩm này dưới dạng nước, vận chuyển bị rung lắc, nhiệt độ không ổn định thì có tế bào nào sống nổi?
Việc lăn kim, sau đó cấy tế bào gốc giúp trẻ hóa da như quảng cáo thật sự chỉ là một hình thức "ngụy ngôn" để gây "trào lưu tâm lý" trong chăm sóc da.
Bác sĩ Vân Thanh cho biết có nhiều trường hợp đến bệnh viện điều trị trong tình trạng mặt nát, bầm tím hoặc tổn thương sâu… mới khai đã từng đến các cơ sở làm đẹp, tốn cả trăm triệu nhưng tiền mất tật mang.
Theo bác sĩ Vân Thanh, những sản phẩm đang lưu thông trên thị trường cần lưu ý đến thành phần công bố trên bao bì, hạn sử dụng, mã nhập khẩu hợp pháp, thương hiệu uy tín, công ty phân phối và sản xuất uy tín…
Tránh trường hợp những sản phẩm nhập khẩu dưới dạng medical equipment- thiết bị y tế chứ không phải thuốc y khoa trong điều trị - việc này kiểm duyệt nhập khẩu hoàn toàn khác với thuốc đưa vào cơ thể.
Hơn nữa, những sản phẩm trôi nổi trên thị trường nếu may mắn là các dưỡng chất AHA với dung môi hòa tan hoặc các vitamin hòa tan…

Sắp sản xuất được máu nhân tạo từ tế bào gốc?

(Kiến Thức) - Công nghệ sản xuất máu nhân tạo từ tế bào gốc sắp trở thành hiện thực để đáp ứng nhu cầu truyền máu ở khắp nơi trên thế giới. 

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 bé sơ sinh bẩm sinh đã bị rối loạn máu di truyền, trong đó có thiếu máu và tan máu bẩm sinh.

Mặc dù đây là tỉ lệ lớn so với dân số nhưng số lượng máu thu được qua các chương trình hiến máu nhân đạo vẫn không đáp ứng đủ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một công nghệ có thể sản xuất máu nhân tạo để đáp ứng nhu cầu truyền máu và còn có thể làm giảm các bệnh mắc phải khi truyền máu.

Chấp nhận cưới dù biết bạn gái có bầu với người khác

Đúng lúc đó thì em đi ra, em thấy tôi mải nhìn vào chiếc ga giường mà tiến đến, ôm lấy cổ tôi...

Em là mối tình đầu đơn phương của tôi thời cấp 3. Em từng là cô gái mà bao chàng trai muốn có được. Nhưng tôi lại không đủ can đảm bước đến tỏ lòng cùng em. Tôi cũng chỉ có thể để mình lọt thỏm trong đông đúc những chàng trai không thể rời mắt khỏi em. Chúng tôi rồi cũng tốt nghiệp, cả em và tôi đều có con đường riêng. Phong thư tôi định gửi cho em, đến buổi học cuối cùng tôi cũng chẳng đủ can đảm đưa em. Chàng trai trong tôi ngày đó quá sợ sệt tổn thương bởi lời từ chối của em.

Mẹ thông thái hãy bỏ túi cách phân biệt các nốt côn trùng cắn

(Kiến Thức) - Rất ít người có thể tránh được việc bị côn trùng cắn, nhưng việc phân biệt các nốt côn trùng cắn đôi khi lại không phải việc dễ dàng. 

Me thong thai hay bo tui cach phan biet cac not con trung can

Khi bị côn trùng cắn, bạn cần phải xác định được xem con gì đã cắn mình để theo dõi sức khỏe bởi tất cả chúng đều có thể truyền những bệnh khác nhau. Sau đây là một số hướng dẫn cách “nhận diện” các nốt côn trùng cắn. Ảnh: Brightside.