Lần đầu tiên phát hiện hành tinh không có mây gây sốc

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện hành tinh không có mây khi sử dụng kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile. Ngoài việc có một bầu không khí giàu natri, không mây, WASP-96b cực kỳ nóng.

Nhóm nghiên cứu do nhà thiên văn học tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh Nikolay Nikolov dẫn đầu, phát hiện gã hành tinh khí nóng khổng lồ được gọi là WASP-96b. Điều đặc biệt, hành tinh không có mây.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Trước giờ, lượng Natri trong khí quyển hành tinh thường bị che phủ bởi mây rất khó phát hiện, nhưng đối với WASP-96b, nguyên tố natri dễ dàng được quan sát thấy.
Điều đó đồng nghĩa bầu khí quyển của hành tinh không có mây nên rất dễ nhìn thấy Natri. Chính vì đặc điểm này mà WASP-96b trở thành hành tinh kỳ lạ mới được phát hiện trong vũ trụ", Nikolov cho biết trong một tuyên bố.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys. 
Nikolov nói thêm rằng đối với hầu hết các hành tinh, những đám mây thường làm cho lượng Natri khí quyển cũng như hình dạng hành tinh khó phân biệt.

Mời quý vị xem video: Khám phá bí ẩn của Mặt trời

Ngoài việc có một bầu không khí giàu natri, không mây, WASP-96b cực kỳ nóng, ở 1.300 kelvins (1.900 độ F, hoặc 1000 độ C), mức nhiệt này lớn hơn 20% so với sao Mộc. Khối lượng của hành tinh tương tự như sao Thổ, do đó các nhà nghiên cứu phân loại hành tinh này như là một "Sao Thổ nóng".
Ngoài ra, hàm lượng natri trong bầu khí quyển của WASP-96b cũng tương tự như các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta .

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Khoảnh khắc vi diệu sao Mộc và sao băng lạ xuất hiện

(Kiến Thức) - Khoảnh khắc thiên văn ấn tượng được nhiếp ảnh gia thiên văn tình cờ chụp lại được. Sao Mộc phát sáng rực rỡ rất gần ngôi sao màu xanh Spica, là một trong những lần hiếm hoi sao Mộc xuất hiện cùng những đối tượng thiên văn thú vị khác.

Miguel Claro là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tác giả và nhà truyền thông khoa học hoạt động tại trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha, người tạo ra những hình ảnh ngoạn mục của bầu trời đêm.