Lãi ròng Hóa chất Đức Giang tăng 60% trong quý 2 trước thềm chuyển sàn

(Vietnamdaily) - Trước thềm chuyển sàn sang HoSE, Hóa chất Đức Giang báo lãi tăng mạnh 60% trong quý 2 lên mức 255 tỷ đồng từ mức 160 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) đạt hơn 3.096 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Giá vốn chiếm hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 17%. Lợi nhuận gộp đạt 690 tỷ đồng, tăng 56% so bán niên 2019.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh gấp đôi lên gần 60 tỷ đồng, trong đó chi phí tài chính chiếm 46 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 55% và 33%.

Tuy vậy, lãi ròng của Đức Giang tăng mạnh từ 280 tỷ đồng lên 444 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng tăng gần 60%. Năm 2020, Đức Giang lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 600 tỷ đồng, thực hiện được 74% kế hoạch.

Riêng trong quý 2/2020, lãi ròng của Đức Giang tăng 60% lên 255 tỷ đồng từ mức 160 tỷ đồng, doanh thu thuần ghi nhận 1.576 tỷ đồng.

Lai rong Hoa chat Duc Giang tang 60% trong quy 2 truoc them chuyen san
 

Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo về việc niêm yết cổ phiếu lần đầu của 129,36 triệu cổ phiếu DGC của Đức Giang.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tiền thân là Công ty Hoá chất Đức Giang, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam, được thành lập từ năm 1963 với sản phẩm quen thuộc “Bột giặt Đức Giang”. Công ty có vốn điều lệ 1.293,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 3.651 tỷ đồng. Tổng tài sản tại ngày 31/3 là 4.934 tỷ đồng.

Tháng 8/2014, Công ty lần đầu đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với khối lượng 33,5 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu đóng cửa phiên đầu tiên tại 18.740 đồng/cp, đến nay có giá 39.900 đồng/cp.

Trong năm 2020, Đức Giang dự kiến đầu tư dự án Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn. Đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay của Tập đoàn với tổng vốn đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn.

Bên cạnh đó, công ty cũng triển khai dự án Đầu tư khai thác quặng Apatit Khai trường 25. Hóa chất Đức Giang đã nhận được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai vào tháng 1.

Hoả hoạn tối 10/6 khiến Hoá chất Đức Giang thiệt hại 5 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HNX: DGC) vừa có công bố thông tin về vụ hoả hoạn cháy nổ tại xưởng sản xuất hoá chất tinh khết của nhà máy Hoá chất Đức Giang – Hưng Yên.

Cụ thể, vào hồi 18h40 ngày 10/6/2020, tại Nhà máy Hóa chất Đức Giang - Hưng Yên đã xảy ra 1 vụ hỏa hoạn cháy nổ tại Xưởng Hóa chất Tinh khiết của Nhà máy. 

Vụ hoả hoạn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại về nhà xưởng, máy móc thiết bị, hang hóa khoảng 5 tỷ đồng. 

Hơn 129 triệu cổ phiếu của Hóa chất Đức Giang được chuyển niêm sang HoSE

(Vietnamdaily) - Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo về việc niêm yết cổ phiếu lần đầu của 129,36 triệu cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC).

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tiền thân là Công ty Hoá chất Đức Giang, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam, được thành lập từ năm 1963 với sản phẩm quen thuộc “Bột giặt Đức Giang”. Công ty có vốn điều lệ 1.293,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 3.651 tỷ đồng. Tổng tài sản tại ngày 31/3 là 4.934 tỷ đồng.

Tháng 8/2014, Công ty lần đầu đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với khối lượng 33,5 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu đóng cửa phiên đầu tiên tại 18.740 đồng/cp, đến nay có giá 39.900 đồng/cp.

Đại gia lúa gạo miền Nam - Vinafood2 báo lỗ 170 tỷ đồng năm 2019

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2, VSF) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm 2019 với con số lỗ hơn 100 tỷ đồng và nhận về nhiều ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên.

Năm 2019, Vinafood2 ghi nhận hơn 16.811 tỷ đồng doanh thu, giảm 6% so với cùng kỳ và Công ty báo lỗ ròng gần 170 tỷ đồng, tuy vậy con số này đã cải thiện hơn so với số lỗ đến 1.363 tỷ đồng của năm trước. Như vậy sau khi cổ phần hoá, đại gia lúa gạo miền Nam hầu như ghi nhận lỗ.

Vinafood2 cho biết nguyên nhân lỗ là do chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hoá thương mại, gia tăng các rào cản để bảo hộ sản xuất, cạnh tranh gay gắt, giá chào người mua đưa ra rất thấp so với giá thành sản xuất.