Lạ kỳ gái trẻ thích nuôi ốc sên khổng lồ, để bò trên người

(Kiến Thức) - Kể từ khi nuôi Missiek, cô Magdalena Dusza luôn gắn bó với con ốc to hơn cả mặt người này. Chỉ cần có thời gian rảnh, cô sẽ cho con ốc đi chơi, để con ốc sên khổng lồ gần gũi, bò lên người mình một cách thoải mái.

Ngoài mèo và chó, có rất nhiều người thích nuôi thú cưng là những động vật kỳ lạ như rắn, thằn lằn, cá sấu, nhện... thế nhưng cô Magdalena Dusza, sống ở Krakow, Ba Lan lại có niềm đam mê bất tận với một con ốc sên khổng lồ châu Phi.
La ky gai tre thich nuoi oc sen khong lo, de bo tren nguoi
 
Kể từ khi biết đến loài ốc sên kỳ lạ này, cô Magdalena Dusza dường như không giây phút nào là không nghĩ đến việc nhận nuôi một con.

Mời quý vị xem video: Đáng sợ cảnh ốc sên hóa thành zombie

Cô Magdalena Dusza quyết định toàn tâm nuôi thú cưng là một con ốc sên khổng lồ châu Phi và đặt cho nó một cái tên là Missiek.
La ky gai tre thich nuoi oc sen khong lo, de bo tren nguoi-Hinh-2
 
Kể từ khi nuôi Missiek, cô Magdalena Dusza luôn gắn bó với con ốc to hơn cả mặt người này. Chỉ cần có thời gian rảnh, cô sẽ cho con ốc đi chơi.
La ky gai tre thich nuoi oc sen khong lo, de bo tren nguoi-Hinh-3
 
Ngồi ở bất cứ đâu trong nhà, cô Magdalena Dusza cũng để con ốc sên khổng lồ gần gũi, bò lên người mình một cách thoải mái.
La ky gai tre thich nuoi oc sen khong lo, de bo tren nguoi-Hinh-4
 
Mặc dù nhiều người cảm thấy cảnh tượng này có chút rùng rợn, không thích nghi nổi thế nhưng cô Magdalena Dusza vẫn không thay đổi thói quen của mình.
La ky gai tre thich nuoi oc sen khong lo, de bo tren nguoi-Hinh-5
 
Theo tìm hiểu, ốc sên khổng lồ châu Phi có thể phát triển chiều dài lên đến hơn 20cm, sống thọ hơn 10 năm.
Loài này cũng được coi là đại diện cho một mối đe dọa nghiêm trọng như là một dịch hại, một loài xâm lấn có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe con người.

Giới khoa học lập kỳ tích, chuyển trí nhớ trên ốc sên

Trước đây, khoa học tin rằng trí nhớ được giữ trong các liên kết của neuron, nhưng có thể điều đó hoàn toàn sai. Theo các nhà nghiên cứu, các tế bào và tiến trình hoạt động của thần kinh loài ốc sên khá giống với con người.

Các nhà khoa học Mỹ vừa làm nên một kỳ tích lớn. Bằng cách huấn luyện một nhóm ốc sên phản xạ tự vệ mỗi khi có một cú gõ nhẹ lên vỏ và cho chúng bị giật bằng một dòng điện nhẹ, mỗi khi họ gõ lên vỏ của lũ ốc sên này, chúng sẽ tự động co lại vào trong vỏ trong 50 giây. Một nhóm ốc sên thứ 2 không bị điện giật, và chỉ rút vào vỏ trong 1 giây khi bị gõ.

Cá mập quằn quại gãi lưng bằng khúc gỗ vì quá ngứa

(Kiến Thức) - Các nhân viên trên tàu cách đó chỉ khoảng 1,5m nhận ra, con cá mập hoàn toàn biết sự hiện diện của con người ở rất gần, tuy nhiên nó không quan tâm, chỉ mải miết quằn quại lao vào khúc gỗ.

Con người nếu như bị ngứa, về cơ bản chỉ cần đưa tay ra gãi thế nhưng động vật không giống như vậy, do cấu tạo cơ thể, chúng cần phải có sự giúp đỡ của ngoại vật.
Gần đây, khi các nhân viên nghiên cứu của The Fisheries and Oceans đến thăm ngọn núi lửa dưới nước lớn nhất ở Canada, gần quần đảo Vancouver, họ đã vô tình phát hiện ra một con cá mập liên tục bơi xung quanh một khúc gỗ.
Ca map quan quai gai lung bang khuc go vi qua ngua
 
Kỳ quặc hơn, con cá mập còn lao thẳng thân mình vào khúc gỗ rồi trượt qua. Trông nó khá khổ sở và vật vã.
Cùng lúc đó, các nhân viên trên tàu cách đó chỉ khoảng 1,5m nhận ra, con cá mập hoàn toàn biết sự hiện diện của con người ở rất gần, tuy nhiên nó không quan tâm, chỉ mải miết quằn quại lao vào khúc gỗ.
Sau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, trên thân của đoạn gỗ có những ký sinh trùng cắm trên đó, cá mập có lẽ vì quá ngứa, đã lao vào đoạn gỗ cắm đầy ký sinh trùng để gãi lưng.

Mời quý vị xem video: Quá ngứa, cá mập bất chấp hình tượng, quằn quại gãi lưng bằng gây gỗ đầy ký sinh trùng.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên họ ghi lại được cảnh cá mập dùng thân gỗ để gãi ngứa. Họ rất vui khi được chứng kiến cảnh tượng hiếm hoi này.
Được biết, sau khi quay lại đoạn phim cá mập quằn quại gãi ngứa, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục cuộc thám hiểm núi lửa dưới nước. Hy vọng trong quá trình, họ sẽ ghi lại được nhiều cảnh tượng hay ho và thú vị hơn.