Kỳ lạ cá biển đua nhau bơi vào bờ đông như kiến

(Kiến Thức) - Một cảnh tượng kỳ lạ khiến nhiều người xem không khỏi tò mò khi chứng kiến cảnh một đàn cá trôi dạt vào bờ đông như kiến.

Xem clip: Đàn cá con trôi dạt vào bờ đông như kiến (nguồn: Youtube)

Hình ảnh có hàng nghìn, hàng vạn con cá nhỏ từ biển trôi dạt vào bờ khiến những người có mặt trên bãi biển không khỏi ngạc nhiên và phấn khích. Rất nhiều người dân địa phương đã tranh thủ khoảnh khắc hiếm thấy này để thu hoạch những mẻ cá béo bở này.
Ky la ca bien dua nhau boi vao bo dong nhu kien
Hàng vạn con cá nhỏ trôi dạt vào bờ biển. 
Nhiều người sau khi chứng kiến cảnh tượng cá trôi dạt vào bờ dự đoán đây là sự ban phúc của Chúa, một số khác lại cho rằng hiện tượng kỳ lạ này có thể là do sự nóng lên toàn cầu. 

Kì lạ chuột xếp hàng tuần tự qua cầu

Những chú chuột lang nhà đáng yêu rất có ý thức trong việc xếp hàng để qua cầu.

Chuột lang nhà (tên khoa học Cavia porcellus, tiếng Anh: guinea pig), còn gọi là con bọ, ở miền nam Việt Nam, là một loài thuộc bộ Gặm nhấm, họ Chuột lang.
Gần đây, trên internet đăng tải clip những chú chuột lang nhà lần lượt đi qua cầu treo tự tạo để di chuyển tại vườn bách thú Nagasaki Bio, Nhật Bản.

Khoảnh khắc sinh tử khi động vật đánh nhau

(Kiến Thức) - Trong mỗi cuộc chiến của động vật, chúng luôn biết cách chờ đúng khoảnh khắc sinh tử để ra một đòn đánh gục đối thủ, giành thế thượng phong.

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau
Trong cuộc chiến giành bạn tình của hai con sư tử đực tại vườn quốc gia Masai Mara ở Kenya, một con sư tử chiếm thế thượng phong vật đối thủ xuống đất, giành chiến thắng bằng cách ra đòn sinh tử hạ gục đối thủ. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-2
Trong khoảnh khắc sinh tử, con trâu can trường, lì lợm, tung những món đánh quyết định, móc hầu đối phương. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-3
Hai con hổ đối đầu nhau trong khu bảo tồn động vật hoang dã Londolozi ở Pretoria, Nam Phi, cả hai bên đang nhăm nhe, chờ đúng thời khắc sinh tử để ra một đòn giành thế thượng phong. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-4
Hổ đực sử dụng móng vuốt sắc nhọn như một thứ vũ khí lợi hại để hạ gục đối phương, tung ra cú tát trời giáng. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-5
Gấu ẩu đả kịch liệt. Con gấu giương răng sắc nhọn và tung thế đánh giống như võ judo để đánh thắng đối thủ. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-6
Hổ tung đòn hạ gục quyết định khi nhảy bổ lên trên con mồi. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-7
Sư tử trong cuộc đấu sống còn, đối diện khoảnh khắc sinh tử. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-8
Trong thời khắc sinh tử, voi dũng mãnh đánh trả đàn sư tử đông đúc đang đeo bám, chờ cơ hội ăn thịt mình bằng mọi cách. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-9
Cuộc chiến sinh tử gay cấn giữa linh dương và cá sấu ở khu bảo tồn động vật hoang dã Londolozi, Nam Phi. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-10
Đại bàng đánh lẫn nhau trên không. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-11
Linh dương bị sư tử vồ hụt nhờ mắt sư tử cái bị mù một bên. Khoảnh khắc sinh tử ngoạn mục này được chụp ở Botswana. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-12
Con mòng biển bay quá gần với chiếc mỏ khổng lồ của bồ nông, may mắn mỉm cười đối với mòng biển khi nó đối diện thời khắc sinh tử, con vật kịp bay lên cao trước khi nằm gọn vào trong chiếc mỏ.

Trị thương rùa "khủng" quý hiếm nhất, thả về nơi hoang dã

(Kiến Thức) - Con rùa biển luýt quý hiếm nặng gần 230kg đang được nhân viên cứu hộ trị thương, đợi phục hồi để trả về cuộc sống nơi hoang dã.

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da
Con rùa biển luýt quý hiếm được phát hiện mắc kẹt tại bãi biển hẻo lánh ở phía nam đảo Yawkey, gần Georgetown. Con rùa biển khổng lồ nặng 500 pound (khoảng 226kg) đang được điều trị tại Khu bảo tồn động vật biển South Carolina, Mỹ. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-2
Các nhân viên cứu hộ mất năm người và gần 4 giờ để giải cứu chú rùa tội nghiệp. Theo các nhân viên cứu hộ, con rùa không có vết thương ngoài da nào nghiêm trọng nhưng bị hạ đường huyết và tắc nghẽn đường ruột. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-3
Lực lượng cứu hộ cho rằng con rùa đã nhầm tưởng các túi nhựa trôi nổi ngoài đại dương là sứa (rùa luýt gần như chỉ ăn sứa) nên nuốt phải. Đó cũng là nguyên nhân phổ biến giết chết vô số rùa biển mỗi năm. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-4
Con rùa được đặt tên là Yawkey, đang hồi phục nhờ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và chất lỏng. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-5
Việc tìm thấy cá thể rùa luýt bị mắc kẹt mà vẫn sống sót gần như là điều kỳ diệu. Kelly Thorvalson, quản lý của Chương trình Bảo tồn Rùa Biển tại Nam Carolina ở Charleston cho biết: “Tôi không thể tin điều đó. Chúng không thể sống trong tình trạng mắc kẹt”. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-6
Rùa biển luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới, kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt nên ngay sau khi sức khỏe ổn định trở lại nó sẽ được thả về biển. 

Tri thuong rua khung quy hiem nhat, tha ve noi hoang da-Hinh-7
Rùa luýt, hay còn gọi là rùa da rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.