Kumho - Hyundai tố MB Bank vi phạm cam kết bảo lãnh

(VietnamDaily) - Liên danh Kumho – Hyundai phản ánh MB Bank chi nhánh Phú Nhuận đã vi phạm những cam kết bảo lãnh đã ký kết với Kumho – Hyundai. Sau nhiều lần liên danh yêu cầu MB Bank thực hiện cam kết nhưng 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung.

Liên danh nhà thầu Hàn Quốc kêu trời vì chậm được thanh toán
Mới đây, Liên danh Kumho – Hyundai đã có văn bản gửi Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt khuyến nghị nên từ chối toàn bộ hoạt động giao dịch với MB Bank nhằm tránh và có thể tránh nguy cơ đã nhìn thấy trước đối với giao dịch dân sự.
Kumho - Hyundai to MB Bank vi pham cam ket bao lanh
 
Lý do khiến liên danh này phải có động thái kể trên bởi những vướng mắc đang gặp phải với MB Bank khi thực hiện dự án thi công tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi – một dự án sử dụng vốn ODA Hàn Quốc.
Theo đó, Liên doanh Kumho – Hyundai là một nhà thầu trong Dự án Xây dựng tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Gói thầu CW2 tại tỉnh Kiên Giang.
Cụ thể, trong quá trình thực hiện xây dựng dân dụng, Liên doanh Kumho – Hyundai đã ký kết Hợp đồng thầu phụ với các công ty xây dựng nội địa. Ngày 15/6/2018, Kumho – Hyundai là nhà thầu chính và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 17 Thăng Long là nhà thầu phụ đã ký kết hợp đồng thầu phụ.
Theo đó, Kumho – Hyundai đã giao cho công ty số 17 Thăng Long là nhà thầu phụ thực hiện công việc thi công tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (đoạn KM48+552 đến Km52 + 700).
Liên doanh Kumho – Hyundai có một giao dịch với ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) liên quan đến Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Bảo lãnh thanh toán tạm ứng do Nhà thầu phụ cung cấp để đảm bảo việc Nhà thầu phụ thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng thầu phụ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Hợp đồng thầu phụ, Nhà thầu phụ đã không đảm bảo tiến độ của hợp đồng và không hoàn thành những cam kết của mình.
Vì lý do này, dựa trên Các Bảo Lãnh và quy định pháp luật Việt Nam, Liên doanh Kumho – Hyundai đã gửi yêu cầu thanh toán vào ngày 23/07/2019 để yêu cầu MB Bank thanh toán các khoản tiền bảo lãnh.
Do không nhận được phản hồi nào từ MB Bank dù đã quá thời hạn thanh toán, Kumho – Hyundai đã tiếp tục yêu cầu MB Bank thực hiện nghĩa vụ của mình theo các bảo lãnh ngân hàng với số tiền yêu cầu thanh toán theo Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng là hơn 5 tỷ đồng và số tiền yêu cầu thanh toán theo Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là hơn 7,2 tỷ đồng.
Sau đó, mặc dù Liên doanh Kumho – Hyundai đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu, MB Bank vẫn không thanh toán các bảo lãnh. Trong khi đó, theo các điều khoản của các bảo lãnh, toàn bộ các bảo lãnh nói trên đều là vô điều kiện và không hủy ngang, MB Bank đã cam kết sẽ thanh toán đầy đủ kịp thời cho Liên doanh Kumho – Hyundai trong vòng 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu bằng văn bản từ Liên doanh Kumho – Hyundai mà không có bất kỳ phản đối hoặc thắc mắc về khoản yêu cầu, lý do hoặc hoàn cảnh, hoặc xác thực đối với bất kỳ yêu cầu nào của Liên doanh Kumho – Hyundai.
Trong các văn bản trả lời liên danh Kumho – Hyundai, đại diện MB Bank chi nhánh Phú Nhuận cũng đưa ra nhiều lý do cho việc chậm thanh toán.
Trong văn bản ngày 24/10/2019, MB Bank chi nhánh Phú Nhuận cho biết: Sau khi nhận được yêu cầu thanh toán của liên danh Kumho – Hyundai, đại diện MB, nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long và nhà thầu chính Kumho đã có cuộc họp ngày 25/7/2019 tại trụ sở văn phòng liên danh Kumho – Hyundai. Với sự chứng kiến của nhà thầu chính Kumho, MB cam kết tiếp tục tài trợ cho nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long thanh toán các công nợ tồn đọng, cũng như tiếp tục tài trợ nguồn vốn để nhà thầu phụ tập kết vật tư, huy động máy móc thiết bị và nhân công thi công theo tiến độ cam kết.
Đại diện MB Bank chi nhánh Phú Nhuận cho rằng: Trên thực tế, MB đã thực hiện đúng cam kết này, cụ thể là MB đã tài trợ cho nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long thanh toán dứt điểm công nợ cũ và tập kết thêm vật tư, huy động máy móc thiết bị tiếp tục thi công. Trong suốt quá trình nhà thầu phụ công ty số 17 Thăng Long tiếp tục thi công dưới sự tài trợ vốn của MB, nhà thầu chính Kumho không có ý kiến bằng văn bản hay động thái về việc buộc ngừng thi công mà vẫn để cho nhà thầu phụ thi công bình thường. Trường hợp nếu nhà thầu chính Kumho chỉ đạo ngừng thi công trước khi MB tiếp tục tài trợ vốn thì ngân hàng chúng tôi đã ngừng tài trợ sớm hơn, giảm tối đa thiệt hại.
Nhà thầu không đồng tình với giải thích của MB Bank
Trước các giải thích của MB Bank, liên danh nhà thầu này bày tỏ không đồng tình, và tiếp tục có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam… phản ánh sự việc.
Trước việc MB cho rằng hồ sơ đề nghị thanh toán bảo lãnh chưa đảm bảo theo đúng quy định, Kumho – Hyundai cho rằng: Trên cơ sở xem xét các thư yêu cầu thanh toán mà Kumho – Hyundai đã gửi, chúng tôi chắc chắn đã thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung yêu cầu, đồng thời thực hiện đúng các thủ tục theo quy định tại các bảo lãnh ngân hàng.
“Mặt khác, từ trước đến nay MB vốn đã biết rõ việc nhà thầu phụ - số 17 Thăng Long liên tục vi phạm thực hiện tiến độ hợp đồng và vi phạm các cam kết đã đưa ra bởi các văn bản làm việc, nhắc nhở mà Kumho – Hyundai nhiều lần gửi đến nhà thầu phụ đều có đồng kính gửi đến MB”, liên danh này cho biết và khẳng định lý do từ chối thanh toán của MB là hết sức vô lý và không có căn cứ, mục đích nhằm trì hoãn, kéo dài việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Nói về văn bản ngày 24/10/2019 của MB Bank, Kumho – Hyundai đánh giá: “Điều này một lần nữa thể hiện thái độ thiếu thiện chí hợp tác của MB, vi phạm trắng trợn những cam kết bảo lãnh đã ký kết với Kumho – Hyundai”.
Theo Liên danh này, việc MB trì hoãn thanh toán làm chậm trễ tiến độ của Kumho – Hyundai gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của các thành viên liên danh Kumho – Hyundai.
Kumho – Hyundai còn đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư – Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long xem xét loại MB ra khỏi danh sách các ngân hàng được phép cấp bảo lãnh cho các dự án trọng điểm sắp tới để đảm bảo tiến độ dự án, tránh gặp phải trường hợp tương tự.
Trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo MB Bank chi nhánh Phú Nhuận không đưa ra bình luận gì về vụ việc và cho biết: “MB Bank đã có công văn thông cáo về vấn đề này.”
Được biết, sau những tranh cãi, ngày 9/1, MB Bank chi nhánh Phú Nhuận có văn bản gửi liên danh Kumho – Huyndai đồng ý thanh toán một phần bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, liên danh Kumho – Huyndai tiếp tục không đồng ý với phương án này.
>>> Xem thêm video: MB lỗi: Khách hàng lợi dụng tiêu xài, mua xế sang tiền tỷ.
(Nguồn: VTC9)

Rủi ro với MBBank là chi phí tín dụng tăng ảnh hưởng từ MCredit

(Vietnamdaily) - Rủi ro đối với MBB là gia tăng vốn thấp hơn dự kiến, chi phí huy động tăng trên mức 4,5% và rủi ro kinh doanh tại công ty con MCredit có thể dẫn đến chi phí tín dụng tăng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/11, cổ phiếu MBB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank) đóng cửa tại mức giá 23.250 đồng/cp, tăng gần 24% trong vòng 1 năm qua. Khối lượng giao dịch rất sôi động khi bình quân hơn 4 triệu đơn vị/phiên.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này và nâng giá mục tiêu 6,3% đến từ việc đưa định giá đến cuối năm 2020, một phần ảnh hưởng bởi mức giảm 1,1% của tổng lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2019-2021. 

Tỷ suất sinh lời kém, cổ phiếu Vietcombank và HDBank không còn là 'hàng ngon' trong năm 2020?

(Vietnamdaily) - Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2020 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị mua cổ phiếu VPB, MBB, BID, TCB và ACB, trong khi đó VCB và HDB chỉ nên là tích lũy.

Trong nhóm 7 ngân hàng được VDSC nêu ra thì chỉ có Vietcombank và HDBank là hai cổ phiếu khuyến nghị tích lũy, trong khi VPBank, MBBank, BIDV, Techcombank và ACB đều được khuyến nghị mua.

Đáng nói, chỉ riêng BIDV là cổ phiếu lọt vào nhóm được ưa thích nhất trong năm 2020 của VDSC cùng với 11 cổ phiếu của các ngành khác nhau.

Kinh doanh không tăng trưởng, Đầm Sen vẫn dùng gần hết lợi nhuận chia cổ tức và thưởng nhân viên

(Vietnamdaily) - Tổng mức chi cổ tức và thưởng nhân viên của Đầm Sen là hơn 86 tỷ đồng, suýt soát con số lợi nhuận sau thuế đạt được trong năm là 95 tỷ đồng. 

Công viên nước Đầm Sen (HoSE: DSN) vừa công bố tài liệu để tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 vào ngày 20/1 tới đây.

Công ty cho biết, tổng doanh thu năm 2019 đạt hơn 219 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đặt ra cho cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 120 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 95 tỷ đồng,bằng với năm 2018.