Kịp thời cứu nạn thuyền viên bị cán nát bàn tay trên biển

Trong lúc hành nghề trên biển, anh Phạm Văn Trung đã bị máy xay đá cán nát bàn tay phải, chảy máu nhiều và bất tỉnh đã được lực lượng chức năng kịp thời đưa vào bờ để cấp cứu.

Ngày 6/5, anh Phạm Văn Trung, sinh năm 1979 là thuyền viên của tàu QNg 98083/TS trong lúc hành nghề trên biển đã bị máy xay đá cán nát bàn tay phải, chảy máu nhiều và bất tỉnh, bệnh nhân cách Đông Quy Nhơn 85 hải lý.
Kip thoi cuu nan thuyen vien bi can nat ban tay tren bien
Hải đoàn Biên phòng 48 đã cứu nạn 1 thuyền viên và đưa đi chữa trị kịp thời. 
Nhận được tin từ phòng Cứu hộ cứu nạn/Bộ Tham mưu BĐBP, Hải đoàn Biên phòng 48 nhanh chóng tổ chức lực lượng, điều động tàu BP48.19.01 cùng 20 cán bộ, chiến sĩ lên đường thực hiện nhiệm vụ cứu nạn. Đến 17h30 cùng ngày, đơn vị đã làm tốt mọi công tác chuẩn bị, kịp thời đưa thuyền viên vào bờ để tiến hành đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.
Qua cấp cứu, các chỉ số sinh tồn của thuyền viên đã dần cơ bản ổn định, tiếp tục được các bác sĩ theo dõi và điều trị. Với sự phối hợp nhanh chóng và hiệu quả với cơ quan chức năng đã góp phần cứu sống một ngư dân trong tình huống hết sức nguy kịch, khẳng định sự tận tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 48 nói riêng và lực lượng Bộ đội Biên phòng nói chung trong việc bảo vệ cuộc sống của người dân trên biển.
>>> Xem thêm video: Kỹ năng ứng cứu người bị cuốn trôi, gặp nạn trong nước lũ
 

Xe cấp cứu vượt đèn đỏ, tông chết thanh niên 17 tuổi

Xe cấp cứu không bật đèn, còi ưu tiên, vượt đèn đỏ ở TP Bảo Lộc, va chạm với xe máy khiến nam thanh niên bị thương nặng.

Xe cấp cứu vượt đèn đỏ, tông chết thanh niên 17 tuổi

Ôtô cứu thương do tài xế Vũ Văn Cường, 52 tuổi, chở bệnh nhân chạy trên đường Đào Duy Từ, hướng từ phường Lộc Phát ra trung tâm TP Bảo Lộc, trưa 24/2.

Đến ngã tư giao đường Nguyễn Đình Chiểu, ôtô vượt đèn đỏ. Lúc này, em Nguyễn Ngọc Anh, 17 tuổi, chạy xe máy trên đường Nguyễn Đình Chiểu không kịp xử lý đã tông thẳng vào hông xe cứu thương.

Bắt nhóm tội phạm ma túy, thu giữ 1 khẩu súng rulo

Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Nông cho biết vừa triệt phá điểm bán lẻ ma túy, bắt giữ 3 đối tượng; thu giữ gần 1,5 bánh heroin, 1 khẩu súng...

Theo kết quả điều tra, ngày 25/4, tại thị trấn Ea T'ling (huyện Cư Jút), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Văn Dũng (SN 1981) và Nguyễn Đình Bảo Thạch (SN 1993) đang tàng trữ trái phép 2 gói heroin. Qua đấu tranh, 2 đối tượng khai nhận đã mua ma túy từ Lê Văn Hà (SN 1971) mang về để sử dụng.

Bat nhom toi pham ma tuy, thu giu 1 khau sung rulo
Các đối tượng Hà, Dũng, Thạch tại cơ quan công an 

Cứu sống bé 12 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ não

Bé trai 12 tuổi bị đột quỵ não nguy kịch vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu thành công.

Ngày 6/3, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tại đây vừa can thiệp, cấp cứu thành công bệnh nhi 12 tuổi bị đột quỵ não.

Bé trai 12 tuổi sống tại Ba Vì (Hà Nội) được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) ngày 5/3 trong tình trạng hôn mê, Glasgow 6 điểm. Bệnh nhi có tiền sử khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường.

Theo báo Hà Nội Mới, gia đình bệnh nhi cho biết, bé đang chơi thì bị đau đầu. Ban đầu, gia đình tưởng rằng, bé bị cảm liền đưa đến bệnh viện tuyến huyện. Tại đây, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị đột quỵ và chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Cuu song be 12 tuoi o Ha Noi bi dot quy nao

Người bố chăm sóc bệnh nhi đang hồi sức. Ảnh: Thúy Quỳnh

Tại bệnh viện, bệnh nhi được chụp cắt lớp vi tính, tiêm thuốc cản quang và được chẩn đoán có khối máu tụ lớn ở nhô mu thủy chẩm, lan rộng trong hệ thống não thất hai bên, do vỡ khối dị dạng mạch máu. Ngay lập tức, các bác sĩ đã can thiệp mạch.

Sau 2 giờ đồng hồ, ca can thiệp thành công, bệnh nhi sức khỏe ổn định, được nút thắt hoàn toàn khối dị dạng mạch máu.

Điều đáng nói, thời điểm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ với biến chứng nặng.

Tử vong do đột quỵ chiếm thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo công bố của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, cứ 10 bệnh nhân bị đột quỵ chỉ có 3 người có thể quay lại công việc trước đó. Ở Việt Nam mỗi năm có trên 200.000 trường hợp đột quỵ và ngày càng trẻ hóa, để lại di chứng rất nặng nề như: Liệt, các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt…

Đặc biệt, có khoảng 20% trong số các ca bệnh này tử vong do phát hiện trễ, điều trị muộn, xử lý không đúng quy trình. Khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh. Chính vì vậy, rất khó phòng, ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em.

Theo các chuyên gia y tế, nếu như nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn chủ yếu liên quan đến xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, tăng huyết áp, tiểu đường, thì ở trẻ em, thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, hay gặp như bệnh lý bóc tách động mạch, dị dạng động mạch, viêm động mạch. Ngoài ra, còn có các bệnh lý về máu, có thể dẫn đến tình trạng tăng đông hoặc giảm đông máu, thậm chí liên quan đến gen… là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở trẻ em.

Theo BS. Khổng Hữu Phú – Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân S. là một trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ khi tuổi vẫn còn trẻ. Từ đầu năm 2025, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ ở người trẻ, bao gồm cả nhồi máu não và chảy máu não...

Trước đây, đột quỵ thường được xem là bệnh của người lớn tuổi, nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ đang gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân chính đến từ lối sống thiếu lành mạnh như: Căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc lá và ít vận động. Ngoài ra, các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu cũng là yếu tố nguy cơ đáng lo ngại.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ như: Yếu liệt nửa người, méo miệng, nói khó hoặc không nói được, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân,… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên môn về đột quỵ ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, người trẻ cần lưu ý duy trì lối sống khoa học, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo; Giảm hoặc không uống rượu, bia, đồ uống có cồn,… Đồng thời, tạo dựng thói quen nói không với các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục thể thao, khám và điều trị các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…