Kính thiên văn James Webb gửi về ảnh Sao Mộc tuyệt đẹp

Kính viễn vọng không gian lớn nhất và mạnh nhất thế giới đã tiết lộ những góc nhìn chưa từng thấy về Sao Mộc.

Hôm 23-8, BBC đưa tin kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) đã chụp những bức ảnh của hành tinh lớn nhất hệ mặt trời vào tháng 7.
Các hình ảnh cho thấy cực quang, bão khổng lồ, mặt trăng và vành đai bao quanh Sao Mộc một cách chi tiết mà các nhà thiên văn học đã mô tả là "không thể tin được".
Các bức ảnh hồng ngoại được tô màu nhân tạo để làm nổi bật các tính năng. Điều này là do ánh sáng hồng ngoại không nhìn thấy được đối với mắt người.
"Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy Sao Mộc như thế này. Tất cả đều khá khó tin", nhà thiên văn hành tinh Imke de Pater, thuộc Đại học California, người đóng vai trò quan trọng trong dự án, cho biết.
“Thành thật mà nói, chúng tôi không thực sự mong đợi nó sẽ tốt đến thế này”.
JWST trị giá 10 tỷ đô la là một sứ mệnh quốc tế do Cơ quan vũ trụ Mỹ - NASA dẫn đầu cùng với các đối tác từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada.
Kinh thien van James Webb gui ve anh Sao Moc tuyet dep
Bức ảnh Sao Mộc tuyệt đẹp được kính thiên văn James Webb gửi về
NASA nói rằng trong góc nhìn độc lập của Sao Mộc, được tạo ra từ sự kết hợp của một số hình ảnh từ kính thiên văn, các cực quang mở rộng đến độ cao trên cả hai cực Bắc và Nam của Sao Mộc. Cực quang là những màn trình diễn ánh sáng trên bầu trời do Mặt trời tạo ra.
Trong khi đó, Vết đỏ Lớn, một cơn bão nổi tiếng lớn đến mức có thể nuốt chửng một hành tinh như Trái đất, xuất hiện trên hình ảnh gửi về với màu trắng. Điều này là do nó phản chiếu rất nhiều ánh sáng mặt trời.
JWST được phóng vào tháng 12 năm 2021 và hiện đang ở vị trí cách Trái đất khoảng một triệu dặm (1,6 triệu km).
Nó có thể phát hiện ánh sáng bắt đầu di chuyển về phía Trái đất cách đây 13 tỷ năm, ngay sau vụ nổ Big Bang.
Được xem là sự kế thừa của kính thiên văn Hubble nổi tiếng, JWST được kỳ vọng sẽ là thiết bị chi phối việc khám phá không gian trong ít nhất 20 năm tới.

Vì sao khám phá vũ trụ khiến máu con người “bay màu” nhanh chóng?

Các phi hành gia khi bay vào vũ trụ đều gặp phải một vấn đề vô cùng nguy hiểm, đó là tốc độ tự hủy của hồng cầu tăng lên tới 54%.

Vi sao kham pha vu tru khien mau con nguoi “bay mau” nhanh chong?
 Một công trình nghiên cứu mới đây cho thấy, con người đã gặp thêm một trở ngại mới cho hành trình chinh phục không gian hay xa hơn là tham vọng định cư trên hành tinh khác. 

Dấu hiệu đáng sợ: Thế giới quanh Trái Đất đang bị co rút

Vùng không gian vô tận quanh Trái Đất bé nhỏ của chúng ta có thể không trường tồn mãi mãi, mà đang tiến dần vào giai đoạn bế tắc và thoái hóa.

Theo bài công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, sau gần 13,8 tỉ năm mở rộng không ngừng sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ có thể đã bế tắc và sớm co lại. Kết luận đến từ việc 3 nhà khoa học Mỹ mô hình hóa năng lượng tối - loại năng lượng giả thuyết được cho là nguyên nhân giúp vũ trụ giãn nở.

Dau hieu dang so: The gioi quanh Trai Dat dang bi co rut

Ảnh đồ họa mô tả thuở "khai thiên lập địa", khi những ngôi sao đầu tiên ra đời sau vụ nổ Big Bang - Ảnh: NASA