Kính thiên văn bắt được tiếng vang từ 8 quái vật tàng hình

Kính viễn vọng NICER của NASA đã vô tình khám phá ra 8 quái vật tàng hình.

Theo Sci-News, đó là 8 lỗ đen khối lượng sao, thuộc về các hệ nhị phân tia X, trong đó bản thân lỗ đen đang ngấu nghiến vật chất từ người bạn đồng hành là sao khổng lồ đỏ.

NICER vốn ra đời để khám phá một loại quái vật vũ trụ khác - sao neutron, là một dạng "xác sống" của những ngôi sao khổng lồ đã cạn năng lượn. Tuy nhiên lần này nó đã có một phát hiện "để đời" bởi lỗ đen khối lượng sao rất khó nắm bắt. Không chỉ chúng tàng hình, mà tác động của chúng lên các vật thể xung quanh thường không rõ ràng.

Kinh thien van bat duoc tieng vang tu 8 quai vat tang hinh

Ảnh đồ họa mô tả một "quái vật" khối lượng sao đang nuốt vật chất từ người bạn đồng hành và tạo ra "tiếng vang" - là những cú ợ hơi giữa bữa ăn điên cuồng - Ảnh: Instituto de Astrofísica de Canarias

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Vật lý thiên văn và nghiên cứu không gian MIT Kavli (Mỹ) đã dùng một công cụ tìm kiếm tự động mà họ gọi nôm na là "máy bắt tiếng vang" để phân tích dữ liệu của NICER, thứ đang được đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

"Tiếng vang" tia X mà họ cố nắm bắt chính là nguồn tia X phát ra từ lỗ đen khi nó "ợ hơi" giữa bữa ăn liên miên của mình. Khi nuốt vật chất, lỗ đen thường phát ra các luồng phản lực, tống cái gì đó ngược lại không gian. Trường hợp này, bao gồm tia X và khí phản xạ.

Bằng cách đối chiếu dữ liệu mà họ nhận được từ chính vầng hào quang của lỗ đen và "tiếng vang", vốn đến với kính thiên văn không cùng lúc mà có khoảng cách nhất định, các nhà khoa học sẽ tính toán được quy mô lỗ đen, hiểu được nhiều điều về tính chất và hoạt động của nó.

Các nhà nghiên cứu đã chọn ra 26 cặp đôi tiềm năng và 8 "quái vật" lỗ đen đã phát ra tiếng vang theo cách họ mong đợi.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal.


Phát hiện âm thanh lạ trên tường, người phụ nữ đục ra liền sững sờ

Người phụ nữ hoang mang không hiểu có gì sau chiếc lỗ trên tường nhà nên gọi người tới đục tường.

Theo trang Sina (Trung Quốc), mới đây một người phụ nữ chia sẻ câu chuyện bất ngờ của mình. Theo đó, khi cô đang dọn dẹp nhà cửa thì bất ngờ phát hiện âm thanh lạ từ một lỗ đen trên tường phòng ngủ.

Nhiều dấu hiệu lạ từ lỗ đen trung tâm Ngân Hà: Quái vật trỗi dậy?

Các nhà khoa học liên tiếp ghi nhận những điều khó lý giải về lỗ đen quái vật Sagittarius A*, thứ tưởng như đã là con quái vật ngủ yên giữa trung tâm thiên hà.

Giữa tháng 12-2021, một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal đã gây sốc khi tuyên bố lỗ đen quái vật của chúng ta... vẫn còn sống.

Theo nghiên cứu này, các kính viễn vọng không gian của NASA đã nắm bắt được những chùm bức xạ tử thần bí ẩn mà lỗ đen quái vật này thỉnh thoảng phát ra, tỏa ra thành dạng đồng hồ cát ở phía trên và dưới mặt phẳng thiên hà chứa Trái Đất. Điều này được liên kết với hàng loạt ngôi sao và vật thể không gian khác biến mất bí ẩn khi đến gần lỗ đen: lỗ đen vẫn còn sống và đã nuốt chửng chúng.

Nhieu dau hieu la tu lo den trung tam Ngan Ha: Quai vat troi day?

Thiên hà chứa Trái Đất có một "trái tim quái vật" - Ảnh đồ họa từ Science News

Bởi lẽ khi nuốt vật chất, lỗ đen luôn có một cú "ợ hơi" đáng sợ: nó sẽ trả vào không gian những chùm bức xạ tỏa sáng.

Nhóm nghiên cứu quốc tế kết luận rằng lỗ đen vẫn không ngủ say như chúng ta tưởng. Nếu có bất kỳ vật thể không may nào đến gần, nó sẽ bất ngờ thức dậy và ăn uống như chưa từng ngủ.

Một nghiên cứu khác công bố gần như trùng thời điểm, dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Florian Peißker từ Đại học Cologne (Đức), đưa ra bằng chứng khác về một vật thể nổi tiếng bị tác động bởi lỗ đen: G2.

G2 từ lâu được cho là một ngôi sao khổng lồ nằm cận kề lỗ đen mà các nhà khoa học hồi hộp chờ đợi xem nó có bị quái vật say ngủ này nuốt hay không. Nhưng nghiên cứu mới, cũng công bố trên The Astrophysical Journal, cho thấy nó G2 không phải sao mà là một đám mây khi gồm 3 ngôi sao sơ sinh, chưa hoàn thiện.

Cụm vật thể đã thực sự đi vào lỗ đen và có bị tác động mạnh, kéo giãn ra và làm méo mó, nhưng sau đó được thả ra và dần hồi phục, vẫn tiếp tục phát triển: rõ ràng quái vật vẫn thức, nhưng có vẻ không phải lúc nào cũng là quái vật.

Năm 2019, một nghiên cứu khác công bố trên The Astrophysical Journal Letters cho thấy thậm chí đã có một "ngọn lửa" sáng hơn 75 lần bình thường phát ra từ Sagittarius A* ở bước sóng gần hồng ngoại, một cách đột ngột rồi nhanh chóng biến mất.

Công trình khác công bố trên Nature Astronomy vào tháng 1-2021 thì đưa ra một kịch bản khả dĩ về nguyên nhân "ngủ đông" của quái vật và đồng thời đưa ra gợi ý rằng quái vật ở trung tâm thiên hà chúng ta chỉ ngủ một giấc ngắn, tức chấp nhận việc nó sẽ thức giấc bất cứ lúc nào.

Nghiên cứu này cho rằng "ngủ đông" là trạng thái tạm thời của lỗ đen vì bị bỏ đói sau một cuộc hợp nhất thiên hà.

Va chạm thiên hà cung cấp nhiên liệu cho lỗ đen trung tâm, làm tăng đáng kể hoạt động của nó. Tuy nhiên sự tiến hóa động học của vật chất khí bao quanh lỗ đen nếu bị quá mức thì chính luồng năng lượng "ợ hơi" sẽ đẩy các vật chất khác ra xa lỗ đen, khiến nó bị bỏ đói trong ít nhất một triệu năm và tạm thời ngủ đông.