Kinh ngạc siêu tân tinh nổ, phát ra sóng xung kích

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một siêu tân tinh phát nổ mà phát ra những làn sóng xung kích vô cùng mãnh liệt trong ánh sáng.

Kính viễn vọng Kepler của NASA vừa phát hiện hàng loạt sóng xung kích phát ra từ một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ có tên là KSN 2011d.

Siêu tân tinh KSN 2011d có kích nước gấp gần 500 lần đường kính Mặt trời và cách Trái đất chúng ta khoảng 1,2 tỷ năm ánh sáng.

“Quá trình quan sát hiện tượng “có 1 không 2” này diễn ra tầm khoảng 20 phút”- NASA cho biết trong một thông báo. Quá trình phát nổ của siêu tân tinh KSN 2011d diễn ra mãnh liệt, sau đó là hàng loạt sóng xung kích phát ra mạnh mẽ và có thể nhìn thấy trong ánh sáng.

Kinh ngac sieu tan tinh no, phat ra song xung kich
Nguồn ảnh: NASA Ames, STScI/G. Bacon. 

“Lần phát sóng xung kích này mở ra một kỷ nguyên mới trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sóng xung kích trong các vụ nổ sao, nổ siêu tân tinh…”.

Kính viễn vọng Kepler cũng quan sát thấy một ngôi sao có tên là KSN 2011a, nó có kích thước khoảng 300 lần đường kính Mặt trời và cách Trái đất chúng ta 1,2 tỷ năm ánh sáng. Lần phát nổ của KSN 2011a cũng phát ra những làn sóng xung kích gây chấn động với cường độ nhỏ, thêm và đó là nhiều khí đốt nóng bị giải phóng xung quanh bầu khí quyển ngôi sao.

“Tất cả các nguyên tố nặng trong vũ trụ như bạc, kẽm, niken, đồng đều bị đốt nóng và “chết đau đớn” trong các vụ nổ sao, siêu tân tinh. Steve Howell, nhà khoa học dự án cho Kepler và K2 của NASA tại Trung tâm nghiên cứu Ames NASA ở California cho biết trong một tuyên bố tương tự.

Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.

Xem thêm video: Siêu tân tinh sáng gấp 20 lần dải Ngân hà (nguồn video: Neo News).
Theo Space

Phát hiện hệ Mặt trời "khủng" chưa từng thấy

(Kiến Thức) - Một hệ Mặt trời khổng lồ vừa được tìm thấy trong vũ trụ đang gây chấn động giới thiên văn học.

Theo đó, hệ Mặt trời khổng lồ này bao gồm một hành tinh to lớn, các ngôi sao trên vành đai hành tinh này phải mất một triệu năm để hoàn thành một vòng quay hoàn chỉnh, điều này cho thấy kích thước hành tinh khổng lồ này là vô cùng lớn.
Các nhà khoa học đặt tên hành tinh là 2MASS J2126, ước tính nó lớn hơn sao Mộc từ 11,6 đến 15 lần.

Bất ngờ với khu vực RCW 106 rực sáng trong không gian

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Nam Âu ở Chi Lê vừa cung cấp những hình ảnh mới nhất về khu vực RCW 106 rực sáng kỳ diệu trong không gian.

Theo đó, khu vực RCW 106 nằm cách chúng ta 12.000 năm ánh sáng trong địa phận chòm sao Nam Norma.
Bat ngo voi khu vuc RCW 106 ruc sang trong khong gian
 Ảnh: nguồn Space