Kiểm tra công trình tượng nữ thần tự do phiên bản “đột biến” ở Sa Pa

UBND thị xã Sa Pa, Lào Cai thành lập đoàn kiểm tra điểm "check in" du lịch AnSaPa, sau khi cơ sở này dựng bức tượng "Nữ thần tự do" bán thân trong khuôn viên bị mạng xã hội “ném đá” vì quá... xấu xí.

Trưởng phòng Văn hóa thị xã Sa Pa (Lào Cai) Hoàng Thị Vượng thông tin với VietNamNet chiều nay (20/4), UBND thị xã đã thành lập đoàn kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh du lịch có tên AnSaPa, thuộc tổ 4, phường Phan Si Păng.  

Đây là điểm có bức tượng bán thân “Nữ thần tự do” đang bị mạng xã hội “ném đá” vì khác xa so với nguyên bản.

Theo bà Vượng, sẽ kiểm tra thực trạng sử dụng đất; việc xây dựng điểm check in này có tuân thủ quy định sử dụng đất hay không; việc sao chép tượng, đặc biệt là lấy nguyên mẫu từ các tác phẩm nổi tiếng thế giới, vĩ nhân… có tuân thủ theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Kiem tra cong trinh tuong nu than tu do phien ban “dot bien” o Sa Pa
Kiểm tra tượng “Nữ thần Tự do” phiên bản “đột biến” ở Sa Pa.

Ngoài ra, công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng có đảm bảo an toàn đối với du khách, bởi khu vực đặt tượng ở vị trí khá cheo leo, cần thiết kế đảm bảo an toàn cho du khách; chất lượng, kết cấu của công trình...

“Thị xã đang yêu cầu chủ cơ sở tổng hợp tài liệu, hồ sơ liên quan để làm việc với đoàn liên ngành”, bà Vượng nói.

Bà Vượng cũng cho biết, mới đây nhất, 16/3 Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa đã ký văn bản về việc chấn chỉnh và chuẩn hóa các quy trình xin cấp phép đối với các điểm check in du lịch trên địa bàn.

Trước đó, chưa có quy định cụ thể về mặt nhà nước, các sơ sở kinh doanh du lịch xây dựng các công trình check in cho khách chụp ảnh đều là tự phát.

Kiem tra cong trinh tuong nu than tu do phien ban “dot bien” o Sa Pa-Hinh-2
Tác phẩm mô phỏng tượng “Nữ thần tự do” phiên bản “đột biến” ở Sa Pa đang bị dư luận "ném đá".

Theo bà Vượng, tại thị xã Sa Pa hiện có trên 20 điểm check in tư nhân, nhiều điểm xây dựng các công trình với mục đích cho khách chụp ảnh lưu niệm (như tượng, xích đu kiểu tổ chim…) khá phản cảm, thiếu thẩm mỹ, đặc biệt là độ an toàn đối với con người…

“Việc sao chép, xây dựng tượng cần đảm bảo đúng tỷ lệ, cân đối, đúng với nguyên mẫu ban đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Sao chép các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng càng cần đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn trọng bản quyền của tác giả, tác phẩm”, bà Vượng nhấn mạnh.

Trưởng phòng Văn hóa thị xã cũng thông tin, bức tượng "Nữ thần tự do" bán thân tại AnSaPa được xây dựng từ năm 2020. Hình ảnh đang lan truyền trên mạng là phiên bản đầu tiên, khá buồn cười và kém tính thẩm mỹ so với nguyên tác. Sau đó, họ đã chủ động sửa chữa nhìn cũng không đến nỗi dở như ban đầu.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền các bức ảnh chụp hình ảnh tượng nữ thần tự do "phiên bản Việt Nam", "phiên bản đột biến"... được đặt tại một khu du lịch tự mở của người dân ở thị xã Sa Pa.

Kiem tra cong trinh tuong nu than tu do phien ban “dot bien” o Sa Pa-Hinh-3
"Phiên bản lỗi" mô phỏng công trình điêu khắc núi Rushmore cũng ở điểm du lịch AnSaPa.

Ngay sau khi hình ảnh được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc. Nhiều người cho rằng, bức tượng này nhìn rất hài hước. Nhiều người khác nêu quan điểm đây là một sự sao chép thiếu thẩm mỹ.

Bức tượng trên được đặt trong khu vực check in có tên AnSaPa rộng khoảng 2ha, có chiều cao khoảng 30m, được làm từ thạch cao và xi măng, bên trong có khung bằng thép.

Ngoài bức tượng "Nữ thần tự do", điểm du lịch này còn thiết kế một "phiên bản lỗi" khác mô phỏng công trình điêu khắc núi Rushmore của Mỹ (tạc chân dung 4 vị tổng thống Mỹ vào vách núi).

Hai tác phẩm này người thực hiện chưa được lành nghề nên tỉ lệ khuôn mặt tượng đã bị biến dạng, mất thẩm mỹ.

UBND thị xã Sa Pa cho biết, tới đây sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các địa điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Hiện, thị xã đã có thông báo đến các xã, phường tuyên truyền, tổ chức các cá nhân xây dựng địa điểm check in phải thực hiện đầy đủ theo quy trình và quy định của chính quyền, nếu xây dựng, sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh bức phù điêu gốm màu lớn nhất Việt Nam ở Hạ Long

Bức phù điêu gốm màu tái hiện một cách nghệ thuật các di sản Việt Nam và thế giới đang được đề nghị xác lập kỷ lục có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Toan canh buc phu dieu gom mau lon nhat Viet Nam o Ha Long
Công trình bức tranh nghệ thuật phù điêu gốm màu với chủ đề “Quảng Ninh – Di sản Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới” vừa được khánh thành tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. 

Cận cảnh bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á sắp hoàn thành

Pho tượng Phật có chiều cao 72 m tại chùa Khai Nguyên (Sơn Tây, Hà Nội) được xem là bức đại tượng quy mô tầm cỡ lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính đến nay.

Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh
 Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40 km, chùa Khai Nguyên thuộc thôn Khoang Sau (xã Sơn Động, Sơn Tây, Hà Nội) còn được biết đến với cái tên chùa Tản Viên. Chùa có niên đại từ thời nhà Lý, nửa đầu thế kỷ XI. Năm 2008, dù trải qua một cuộc trùng tu lớn nhưng chùa vẫn giữ được lối kiến trúc cũ độc đáo, mang nhiều giá trị lịch sử.
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-2
 Đầu năm 2015, chùa Khai Nguyên khởi công xây dựng bức Đại tượng Phật A Di Đà nguyện cầu quốc thái dân an thế giới hoà bình.
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-3
 Trải qua 3 năm thi công liên tục, đến nay bức đại tượng Phật đã dần thành hình với chiều cao 72 m và đang giữ kỷ lục bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á.
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-4
 Nền móng của bức tượng được xử lý bằng công nghệ ép cọc bê tông dự ứng lực nên rất vững chắc. Các hạng mục như vách tường, trần nhà được thiết kế thi công hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Ngoài ra các kỹ sư còn gia cố thêm dầm gánh và cột chịu lực cỡ lớn nhằm đảm bảo tính bền chắc.
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-5
Sau khi xử lý xong phần khung, việc tạo hình bên ngoài cho bức đại tượng Phật mới được bắt đầu. 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-6
Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã.... 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-7
Đến nay dù đã thành hình nhưng còn nhiều hạng mục nội thất bên trong phải hoàn thiện nên phải mất vài năm nữa công trình này mới có thể đưa vào sử dụng. 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-8
Với kích thước khổng lồ, pho tượng Phật có thể dễ dàng được nhìn thấy từ khoảng cách xa. 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-9
Không chỉ sở hữu pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, chùa Khai Nguyên còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc độc đáo. Trong điện Tam bảo của chùa được bài trí 1975 pho tượng Phật lớn nhỏ. 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-10
 Tất cả tượng đều do tăng ni phật tử công đức vào chùa.
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-11
Với số lượng lớn tượng phật được bài trí, nhà chùa mong muốn du khách về đây tham quan sẽ trút bỏ được phiền não, tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. 
Can canh buc tuong Phat lon nhat Dong Nam A sap hoan thanh-Hinh-12
Khá đông du khách tới tham quan, vãn cảnh chùa, cầu nguyện trong ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch (6/3).