Đáp án và thang điểm chính thức thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa cập nhật

Đáp án và thang điểm chi tiết tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 đã được Bộ Giáo dục công bố, cập nhật giúp thí sinh dễ dàng đối chiếu kết quả.

Chiều 6/7, Bộ GD-ĐT công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn và đáp án các môn thi trắc nghiệm của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

mon-toan-2.jpg
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025,

Đáp án chính thức tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:

Đáp án các môn theo Chương trình GDPT 2006:

https://drive.google.com/drive/folders/19V3Cp2DqjXMWQ5Ubi6vja-AIO073URnh?usp=drive_link

Đáp án các môn theo Chương trình GDPT 2018:

https://drive.google.com/drive/folders/1-Ielgh4yTFWf1SEQutdGm6rDWieQjKW6?usp=drive_link

Trong kỳ thi năm nay, đề thi đã được điều chỉnh theo hướng tăng cường mức độ phân hóa. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bổ sung thêm các câu hỏi có tính phân loại nhằm khắc phục những hạn chế trong các năm trước, khi đề thi còn thiếu sự phân tầng rõ rệt, gây khó khăn cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh. Hệ quả là nhiều cơ sở giáo dục đại học buộc phải tổ chức kỳ thi đánh giá riêng, dẫn đến tốn kém chi phí và lãng phí nguồn lực xã hội. Độ khó của đề thi năm nay cũng đã được thử nghiệm trên diện rộng.

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác chấm thi, tổng kết, đối chiếu dữ liệu và gửi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gửi về Bộ chậm nhất vào 17h ngày 13/7.

Sau khi hoàn tất đối sánh dữ liệu, kết quả điểm thi tốt nghiệp sẽ được công bố vào lúc 8h sáng ngày 16/7.

Tiếp theo, các Sở GD&ĐT và các trường trung học phổ thông sẽ tiến hành xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh, hoàn thành chậm nhất vào ngày 18/7.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 26 và 27/6, với sự tham gia của hơn 1,16 triệu thí sinh trên cả nước. Trong đó, gần 1,14 triệu thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), và khoảng 26.700 thí sinh còn lại dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (chương trình cũ).

Với học sinh theo chương trình 2018, bài thi bắt buộc gồm hai môn: Ngữ văn và Toán. Ngoài ra, thí sinh cần lựa chọn hai môn tự chọn từ nhóm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ (các chuyên đề Nông nghiệp hoặc Công nghiệp), Tin học, và Ngoại ngữ (gồm 7 thứ tiếng).

Đối với thí sinh học chương trình 2006, các em làm ba bài thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ, cùng với một trong hai bài thi tổ hợp tự chọn: Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Tiếng Anh và khoảng cách cơ hội trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh ngày càng học thuật, học sinh vùng khó liệu còn dám chọn môn này? Cô Phạm Thị Liên chia sẻ trăn trở từ thực tế dạy học miền núi.

Định hướng đổi mới đề thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 được đánh giá là tích cực, nhưng độ khó mang tính học thuật lại đang dấy lên lo ngại về sự công bằng.

Từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy tại miền núi, cô giáo Phạm Thị Liên (Trường THPT Vị Xuyên, Tuyên Quang) đã thẳng thắn chỉ ra những điểm “lệch pha” trong đề thi, giữa mục tiêu đổi mới và khả năng tiếp cận của học sinh.

Khởi tố vụ án 2 thí sinh dùng AI giải đề thi tốt nghiệp THPT

Công an Hà Nội xác định có 2 thí sinh đã lén mang điện thoại vào phòng thi, chụp đề thi dùng ứng dụng AI để giải. Công an đã khởi tố vụ án để tiếp tục làm rõ.

Ngày 1/7, Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an TP Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án vô ý làm lộ Bí mật nhà nước (theo Điều 338, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) để điều tra, làm rõ vụ lộ đề thi tốt nghiệp THPT xảy ra tại Hà Nội vào ngày 26/6/2025.

2.jpg
Cơ quan Công an làm việc với thí sinh vi phạm.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 vượt quá chương trình, Bộ GD&ĐT nói gì?

Kỳ thi năm nay đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, khi hơn 1 triệu thí sinh lần đầu dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Sau kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2025, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận định: “Đề được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực, tích hợp nhiều kiến thức liên quan. Nội dung nằm trong chương trình phổ thông, có tính phân hóa tốt”.

Khi đề thi "vênh" với sách giáo khoa