"Khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng xấu đến kinh tế Đức"

(Kiến Thức) - Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, khủng hoảng Ukraine gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Bà Merkel cho biết, ngoài các yếu tố khác thì khủng hoảng Ukraine cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Đức trong quý 2 năm 2014. Trong quý 2, nền kinh tế Đức sụt giảm 0,2%.
"Có vài sự không chắc chắn. Tôi không che giấu điều đó. Toàn bộ tình hình Nga-Ukraine cho thấy chúng ta có lợi ích to lớn trong việc xây dựng lại các mối quan hệ quốc tế. Tôi hi vọng tình hình tăng trưởng cả năm vẫn tốt nếu không có điều gì bất thường xảy ra", bà Merkel phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy.
Đức mất phần lớn kim ngạch mậu dịch với Nga do các lệnh trừng phạt.
Đức mất phần lớn kim ngạch mậu dịch với Nga do các lệnh trừng phạt.
Theo dự đoán, nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm 2014. Trong năm 2014, Mỹ và các nước đồng minh đã thi hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga do khủng hoảng Ukraine. 
Tuy phải hứng chịu những thiệt hại ban đầu nhưng nhìn chung, các biện pháp trừng phạt phương Tây sẽ buộc Nga phải bắt đầu cải tạo triệt để nên kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém, đầu tư vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phát triển các mô hình hiện đại của ngành nông nghiệp. Về lâu về dài, có thể nói Nga sẽ có lợi ích từ lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Ngược lại, nguyên tắc “đoàn kết kinh tế” vì mục đích chung của cả Liên minh châu Âu và Mỹ đã khiến các nước thành viên EU, đặc biệt là Đông Âu và Bắc Âu bắt đầu chịu thiệt hại.
Liên minh châu Âu chính là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ Euro. Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã cho biết, kinh tế của họ sẽ gặp phải sự tấn công nghiêm trọng từ các đòn trả đũa của Nga. Trong đó, Đức và Ba Lan mất phần lớn kim ngạch mậu dịch với Nga, các nước Baltic như Estonia, Latvia và Litva có thể sẽ bị tổn thất GDP ở mức độ còn lớn hơn.

Hiện trường thành trì Donetsk hỗn loạn sau trận Kiev công kích

(Kiến Thức) - Các tòa nhà đổ nát, người dân trong thành phố đông Ukraine Donetsk chạy tán loạn là hình ảnh trong cuộc công kích vào trung tâm thành trì ly khai.

Quang cảnh đổ nát trên một con đường cùng với những vết máu còn vương vãi nơi đây đã được phóng viên ghi lại.
Quang cảnh đổ nát trên một con đường cùng với những vết máu còn vương vãi nơi đây đã được phóng viên ghi lại.  

Phó Thủ tướng Đức bất ngờ “ủng hộ” liên bang hóa Ukraine

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel bất ngờ đề cập tới vấn đề liên bang hóa Ukraine sau khi chiến sự ở quốc gia Đông Âu này kết thúc.

Lý giải Trung Quốc đào kênh 40 tỷ USD sau lưng Mỹ

(Kiến Thức) - Trung Quốc là chủ đầu tư xây dựng một con kênh ở Nicaragua gần kênh đào Panama với số vốn vào khoảng 40 tỷ USD.

Công ty Đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua (HKND) với trụ sở tại Hồng Kông đã ký thỏa thuận chuyển nhượng về việc xây dựng một con kênh ở Nicaragua. Tuy nhiên, chính phủ Nicaragua đã mất nửa năm để chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này. Bây giờ công ty Hồng Kông được cấp phiên bản cuối cùng lộ trình cho kênh mới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Tuyến đường thủy tương lai sẽ đi từ cửa sông Brito trên bờ Thái Bình Dương đến cửa sông Punta Gorda trên bờ Đại Tây Dương. Chiều dài của con kênh tương lai là 278 km. Tham gia các công việc xây dựng sẽ có 200 nghìn công nhân. Như dự kiến ​​ con kênh mới sẽ đảm bảo khoảng 5% lưu lượng vận tải đường biển quốc tế.