Khủng hoảng tị nạn: Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp

(Kiến Thức) - Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp tại hai hạt miền nam trong lúc các quy định mới nhằm chặn người di cư bất hợp pháp bắt đầu có hiệu lực.

Tình trạng khẩn cấp trao cho cảnh sát thêm quyền và sẽ cho phép triển khai binh lính nếu được Quốc hội Hungary chuẩn thuận.
Hàng rào mới cao bốn mét chạy dọc 175km biên giới Hungary-Serbia
Hàng rào mới cao bốn mét chạy dọc 175km biên giới Hungary-Serbia 
Sau khi luật mới của Hungary bắt đầu có hiệu lực vào lúc nửa đêm (22.00 GMT hôm thứ 14/9), cảnh sát đã đóng cửa chốt hỏa xa vốn được hàng chục ngàn di dân dùng để vượt qua biên giới.
Kể từ ngày 15/9,  bất kỳ ai vượt biên bất hợp pháp đều phải đối diện với tội hình sự và có 30 thẩm phán đã được điều động tới khu vực để sẵn sàng xử lý các trường hợp phạm tội.
Luật cũng quy định việc gây hư hỏng hàng rào mới xây, cao bốn mét chạy dọc 175km biên giới giữa Hungary và Serbia, là hành vi phạm tội, bị phạt tù hoặc bị trục xuất.
Theo BBC, cảnh sát Hungary đã bắt giữ 60 người bị cáo buộc đã tìm cách vượt qua hàng rào kẽm gai ở biên giới với Serbia.

Không ngăn được làn sóng di dân đổ vào Đức

Đức đã áp dụng các biện pháp kiểm soát đường biên tạm thời hôm 14/9. Việc này làm chậm quá trình di chuyển của di dân từ Áo sang, nơi có chừng 2.000 người ngủ qua đêm tại các nhà ga xe lửa.
Khung hoang ti nan: Hungary ban bo tinh trang khan cap-Hinh-2
Nhà ga xe lửa tràn ngập di dân.
Trong một hành động chưa từng có, cảnh sát Đức đã lên xe lửa để kiểm tra giấy tờ của những hành khách nhập cảnh từ Áo và Hungary. Hàng trăm người di cư và người tị nạn, hầu hết là người Syria, đã bị đưa ra khỏi xe lửa tại ga Freilassing rồi đưa tới một địa điểm tập trung. Sau đó, họ được lấy dấu tay, ghi danh và lên xe buýt để chuyển tới những nơi khác ở nước Đức.
Cảnh sát Đức cũng chặn và khám xét xe cộ, làm cho giao thông bị ùn tắc nhiều cây số.
Theo VOA, những biện pháp kiểm soát biên giới này trên thực tế làm cho Đức tạm ngưng tham gia hiệp định Schengen năm 1985, là hiệp định cho phép tự do đi lại bên trong các nước tham gia ký kết.
Các giới chức Đức dự kiến một triệu người di cư sẽ kéo tới nước họ trong năm nay. Họ cho rằng áp dụng các biện pháp hạn chế ở biên giới có mục đích thiết lập sự kiểm soát đối với một làn sóng người nhập cư chưa có dấu hiệu giảm bớt.
Những người bị bắt ở biên giới đang bị tam giam vì tìm cách di dân bất hợp pháp, không có giấy thông hành hay visa. Giới hữu trách Đức sau đó đưa những người này tới các trung tâm ghi danh, và trong hầu hết các trường hợp, để cho họ được tạm cư và sau đó cho phép họ nộp đơn xin tị nạn.
Nửa triệu di dân đến biên giới EU
Tại các cuộc họp ở Brussels hôm 14/9, đa số các thành viên EU đã đồng ý về nguyên tắc với việc tái định cư thêm 120 người thông qua việc phân bổ chỉ tiêu bắt buộc cho các nước và người ta hy vọng là đề xuất này sẽ được thông qua trong cuộc họp vào ngày 8/10/2015.
Tuy nhiên, Cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary phản đối việc phân bổ quota.
Khung hoang ti nan: Hungary ban bo tinh trang khan cap-Hinh-3
Dòng người di dân/tị nạn tràn vào EU.
Liên minh Châu Âu (EU) đang đối diện với làn sóng ồ ạt người di cư tràn vào, trong đó có nhiều người chạy trốn khỏi xung đột và đói nghèo ở các nước như Syria.
Cơ quan biên phòng Liên minh Châu Âu cho biết có hơn nửa triệu di dân đã tới biên giới EU trong năm nay, trong lúc con số này hồi năm 2014 là 280 ngàn. Đa số người tới bằng đường biển, qua  Địa Trung Hải.

Iran: Phương Tây “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Nhà báo Iran Emad Abshenas cho rằng phương Tây đang “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông, giữa lúc Nga-Iran có “tiềm năng lớn” trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo Tổng biên tập Emad Abshenas của báo Iran Press, người phương Tây “đang thực sự gặt hái những gì mà họ đã gieo” thông qua chính sách khuyến  khích khủng bố ở Trung Đông. Ông Abshenas khẳng định: "Phương Tây là nhà viết kịch bản chính và đạo diễn cuộc khủng hoảng Syria. Và nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Trung Đông nằm trong ý định của phương Tây áp đặt ý muốn của mình lên các nước trong khu vực. Mục tiêu cuối cùng của phương Tây là thực hiện kịch bản Libya ở Syria và Iraq".
Iran: Phuong Tay “gieo gio gat bao” o Trung Dong
Vũ khí hiện đại của Mỹ bị phiến quân IS dùng để đánh các lực lượng thân phương Tây ở Iraq.
Ông Emad Abshenas nhấn mạnh rằng Nga và Iran đã chia sẻ quan điểm này từ những ngày đầu của cuộc nội chiến Syria. Nền tảng của chiến lược của Moscow và Tehran nằm trong việc hỗ trợ các chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Moscow và Tehran thấy không có sự thay thế nào cho một giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột Syria.

Châu Âu sẽ can dự nhiều hơn vào xung đột Syria?

(Kiến Thức) - Tướng Mỹ Martin Dempsey cho rằng khủng hoảng người tị nạn Syria chắc chắn sẽ khiến Châu Âu can dự nhiều hơn nhằm chấm dứt xung đột Syria.

Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với với VOA ngày 14/9: “Liệu có lúc nào đó Châu Âu sẽ phải can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Syria vì những tác động lan tỏa của nó? Tôi nghĩ câu trả lời có lẽ là có”.
Chau Au se can du nhieu hon vao xung dot Syria?
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. 
Tướng Dempsey so sánh sự đau khổ của hơn 10 triệu người tị nạn Syria với cuộc khủng hoảng tị nạn vào năm 1994 trong cuộc chiến Bosnia, lần chót mà các nước Châu Âu đồng ý tiếp nhận số người tị nạn rất lớn.

Di dân khốn khổ trong vòng xoáy khủng hoảng tị nạn

(Kiến Thức) - Hành trình của những di dân phải rời quê hương sang Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tị nạn luôn đối mặt với nhiều nỗi thống khổ không thể nào tả nổi.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan
Khủng hoảng tị nạn trên thế giới đang trở nên trầm trọng. Hàng nghìn di dân từ các quốc gia nghèo đói, chiến tranh đổ về Châu Âu với hy vọng có một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn. Ảnh: Di dân chen chúc nhau trong một trung tâm dành cho người tị nạn ở Áo, cách biên giới Hungary chưa đầy một cây số.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-2
Gia đình các di dân đang đi về biên giới Macedonia-Hy Lạp.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-3
Các nhà chức trách Macedonia cho biết, ước tính hơn 60 nghìn di dân chủ yếu từ Syria đã vào nước này. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-4
Gương mặt mệt mỏi của những người tị nạn khi tới nhà ga Dortmund, Đức. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-5
Một số người tị nạn đã mắc kẹt trên đảo Lesbos, Hy Lạp trong hơn hai tuần. Họ ngủ trong những túp lều tạm bợ. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-6
Những đứa trẻ di cư mệt mỏi, nằm vạ vật trên nền bê tông đầy rác. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-7
Một người tị nạn ngất xỉu trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và di dân.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-8
Gương mặt lấm lem của một em nhỏ tị nạn khi cùng gia đình ngồi chờ ở cảng Lesbos, Hy Lạp.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-9
Một người tị nạn bị thương sau khi xô xát với cảnh sát tại cảng Lesbos.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-10
Khoảng 500 người tị nạn đi bộ dọc theo một con đường ở gần Budaors, Hungary để tới biên giới Hungary – Áo. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-11
Một cô gái ngất xỉu vì quá mệt mỏi tại cảng Mytilene, đảo Lesobos, Hy Lạp.

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-12
Hành trình tới Đức gian nan của những người tị nạn giữa cuộc khủng hoảng nhập cư

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-13
Những người tị nạn nằm ngay gần đường ray tàu trong thời gian chờ đợi. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-14
Người tị nạn nằm vạ vật trong cảnh “màn trời chiếu đất” tại cảng Mytilene, đảo Lesbos. 

Di dan khon kho trong vong xoay khung hoang ti nan-Hinh-15
Gương mặt đáng thương của một em nhỏ tị nạn.