Châu Âu sẽ can dự nhiều hơn vào xung đột Syria?

(Kiến Thức) - Tướng Mỹ Martin Dempsey cho rằng khủng hoảng người tị nạn Syria chắc chắn sẽ khiến Châu Âu can dự nhiều hơn nhằm chấm dứt xung đột Syria.

Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với với VOA ngày 14/9: “Liệu có lúc nào đó Châu Âu sẽ phải can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Syria vì những tác động lan tỏa của nó? Tôi nghĩ câu trả lời có lẽ là có”.
Chau Au se can du nhieu hon vao xung dot Syria?
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. 
Tướng Dempsey so sánh sự đau khổ của hơn 10 triệu người tị nạn Syria với cuộc khủng hoảng tị nạn vào năm 1994 trong cuộc chiến Bosnia, lần chót mà các nước Châu Âu đồng ý tiếp nhận số người tị nạn rất lớn.
Theo tướng Dempsey, làn sóng người tị nạn trong cuộc chiến Bosnia đã khiến “ban  lãnh đạo chính trị của Châu Âu nhận ra rằng không chỉ phải xử lý hậu quả từ tình trạng bất ổn tại khu vực Balkan, tức vấn đề người tị nạn, mà họ còn phải giải quyết nguồn gốc gây ra thực trạng đó”. Ông Dempsey nói thêm: “Và đó là lý do mà NATO rốt cuộc đã can dự vào khu vực Balkan”.
Tướng Dempsey giải thích nếu Châu Âu quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tận gốc rễ của nó, mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát biên giới và vấn đề nhân đạo, mà là một vấn đề quân sự phải được các nhà lãnh đạo quốc phòng NATO bàn thảo”.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cũng cảnh báo rằng can thiệp quân sự mà không có một đối tác đáng tin cậy tại Syria có thể tạo ra một “nhà nước thất bại”, biến các lực lượng vũ trang thành công cụ duy nhất của quyền lực.

Ảnh xúc động thức tỉnh lương tri về người di cư Syria

Những hình ảnh xúc động thức tỉnh lương tri về người di cư Syria gây chấn động cho hàng nghìn người trên thế giới.

Anh xuc dong thuc tinh luong tri ve nguoi di cu Syria
Người lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhẹ nhàng bế thi thể bé Alan Kurdi sau khi bé dạt vào bờ biển Bodrum sau chuyến vượt biển từ đảo Kos, Hy Lạp. Đây là một trong những hình ảnh xúc động thức tỉnh lương tri về người di cư Syria gây chấn động nhất.

Vì sao quan chức TQ về hưu vẫn “ham hố quyền lực”?

(Kiến Thức) - Quyền lực vô biên và ít bị giám sát đã khiến cho  các quan chức Trung Quốc gây ảnh hưởng chính trị lâu dài, ngay cả khi đã về hưu.

Ở Trung Quốc ngày nay, việc các quan chức về hưu can thiệp vào chính trường đang trở thành một vấn đề nhức nhối.
Vi sao quan chuc TQ ve huu van “ham ho quyen luc”?
Ảnh minh họa.
“Hội chứng 59 tuổi” và “buông rèm nhiếp chính”

Năm thông điệp địa chính trị Nga phát đi từ Syria

(Kiến Thức) - Với việc Nga tiếp tục đổ quân và vũ khí vào Syria, Tổng thống Putin muốn phát đi năm thông điệp địa chính trị gửi đến toàn thế giới.

Thông điệp địa chính trị thứ nhất: những tin tức của báo chí phương Tây về sự sụp đổ của Nga là  phóng đại thái quá. Nói cách khác, nhận định rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây cộng với giá dầu sụt giảm kết hợp với kinh tế Trung Quốc suy thoái…đang đẩy Nga đến bờ vực sụp đổ là quá chủ quan, vội vã. Khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu của Nga chỉ bằng một phần nhỏ khả năng của Mỹ,  nhưng Nga là một trong số ít các nước trên thế giới có thể đưa quân vào Syria.  Điện Kremlin đã phát đi  tín hiệu rõ ràng về việc Nga có kế hoạch đóng vai trò chủ động trong việc thiết lập chương trình nghị sự ở Trung Đông và không thụ động chấp nhận việc người Mỹ tùy tiện định hình tương lai khu vực.
Nam thong diep dia chinh tri Nga phat di tu Syria
Tổng thống Putin rõ ràng không chấp nhận việc để cho Mỹ tiếp tục loại bỏ một nhà lãnh đạo nữa bị phương Tây gán cho cái mác “độc tài” và phá hoại sự ổn định ở Trung Đông. 
Thông điệp thứ hai, Tổng thống Putin rõ ràng không chấp nhận việc để cho Mỹ tiếp tục loại bỏ một nhà lãnh đạo nữa bị phương Tây gán cho cái mác “độc tài” và phá hoại sự ổn định ở Trung Đông. Trong khi Mỹ và Châu Âu tiếp tục tranh cãi về hành động sắp tới, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng di cư, Nga sẵn sàng hành động và nói rằng viện trợ quân sự trực tiếp để hỗ trợ Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS là cách tốt nhất để chấm dứt xung đột. Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu mục tiêu chính sách của phương Tây là nhằm giảm dòng người tị nạn và giảm các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, thì kinh nghiệm ở Iraq và Libya cho thấy việc  lật đổ Tổng thống Assad là hoàn toàn trái ngược với mục tiêu này. Sau khi đưa ra kết luận như trên, ông Putin không thèm quan tâm đến ý kiến phản đối của phương Tây trong việc đưa bộ binh vào Syria.