Iran: Phương Tây “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Nhà báo Iran Emad Abshenas cho rằng phương Tây đang “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông, giữa lúc Nga-Iran có “tiềm năng lớn” trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo Tổng biên tập Emad Abshenas của báo Iran Press, người phương Tây “đang thực sự gặt hái những gì mà họ đã gieo” thông qua chính sách khuyến  khích khủng bố ở Trung Đông. Ông Abshenas khẳng định: "Phương Tây là nhà viết kịch bản chính và đạo diễn cuộc khủng hoảng Syria. Và nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Trung Đông nằm trong ý định của phương Tây áp đặt ý muốn của mình lên các nước trong khu vực. Mục tiêu cuối cùng của phương Tây là thực hiện kịch bản Libya ở Syria và Iraq".
Iran: Phuong Tay “gieo gio gat bao” o Trung Dong
Vũ khí hiện đại của Mỹ bị phiến quân IS dùng để đánh các lực lượng thân phương Tây ở Iraq.
Ông Emad Abshenas nhấn mạnh rằng Nga và Iran đã chia sẻ quan điểm này từ những ngày đầu của cuộc nội chiến Syria. Nền tảng của chiến lược của Moscow và Tehran nằm trong việc hỗ trợ các chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Moscow và Tehran thấy không có sự thay thế nào cho một giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột Syria.
Theo nhà báo Abshenas, Nga và Iran đã đạt được “một thỏa thuận ngầm” về chiến lược chống khủng bố ở Trung Đông và kêu gọi các cường quốc khu vực chung tay loại bỏ hiểm họa mang tên Nhà nước Hồi giáo IS. Ông cho rằng hợp tác chặt chẽ với các nước Trung Đông mới có thể diệt trừ chủ nghĩa khủng bố. Vấn nạn khủng bố ngày càng trở nên trầm trọng, khi các "xúc tu" của “con bạch tuộc khủng bố” đang vươn khắp Châu Âu.
Tổng biên tập Emad Abshenas nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Nga và Iran chia sẻ quan điểm về vấn đề chống khủng bố. Hơn nữa, hai nước này có tiềm năng lớn trong việc chống khủng bố trong khu vực".
Ông  Abshenas cũng cho rằng hiện không có gì thay thế nổi kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm xóa bỏ các mối đe dọa phiến quân IS ở Syria và Iraq. Kế hoạch của tổng thống Putin nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria  bao gồm việc tạo ra một mặt trận chống khủng bố rộng rãi của các lực lượng quân sự  Syria, Iraq và người Kurd để chống lại nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo dã man tàn bạo. Tổng thống Bashar al-Assad sẽ vẫn nắm quyền ở Syria cho đến thành lập được một chính phủ thay thế trong một cuộc bầu cử dưới sự giám sát của quốc tế.
Trong khi đó, các chính trị gia thuộc Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) – một chính đảng trong liên minh cầm quyền ở Đức - yêu cầu phương Tây nên tiếp tục hợp tác với Nga. Chủ tịch CSU Horst Seehofer tuyên bố rằng không thể giải quyết khủng hoảng Syria mà không có sự tham dự của Nga nói chung và Tổng thống Putin nói riêng.

800 phiến quân IS sẵn sàng đánh bom khắp Châu Âu

(Kiến Thức) - Đài phát thanh Tây Ban Nha Cadena Ser dẫn lại các nguồn tin tình báo cho biết, chừng 800 phiến quân IS luôn sẵn sàng đánh bom khắp Châu Âu.

Châu Âu đang ở bên bờ vực của các cuộc tấn công khủng bố mới sau khi có nguồn tin tiết lộ, chừng 800 chiến binh thánh chiến nhóm phiến quân IS từ Syria và Iraq đã trà trộn vào dòng người tị nạn lọt vào châu lục này.
800 phien quan IS san sang danh bom khap Chau Au
Các chiến binh IS diễu phố mừng chiến thắng.

Hiện diện quân sự ở Syria: Nga chủ động hay miễn cưỡng?

(Kiến Thức) - Tình hình chuyển biến khó lường với việc Liên bang Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria để hậu thuẫn Tổng thống Assad chống phiến quân IS.

Hien dien quan su o Syria: Nga chu dong hay mien cuong?
Máy bay vận tải khổng lồ An-124 Condor của Liên bang Nga. 
Việc Nga gia tăng hiện diện quân sự ở Syria là một diễn biến mới, mau lẹ và đầy bất ngờ.
Mặc dù đã có những lời giải thích từ phía Nga về việc các chuyên gia quân sự Nga huấn luyện quân đội Syria vận hành các vũ khí mới mua theo hợp đồng đã ký từ trước nhưng sự quan ngại từ phía Mỹ, Tây Âu và các đối tác có liên quan lại không hề giảm. Họ đang chăm chú theo dõi từng bước đi của quyết định đầy bất ngờ của nước Nga tại vùng đất đầy bất ổn này.